Kỹ năng giao việc

Giao việc là kỹ năng tưởng dễ mà lại không phải dễ. Giao việc chính là nhiệm vụ của người quản lý nhằm giảm bớt công việc của chính mình  và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện năng lực của bản thân. Vậy giao việc như thế nào để nhân viên phát huy được hết mọi khả năng?

Giao việc như thế nào để đúng người đúng nhiệm vụ?  Công việc đó đòi hỏi sự tinh tế, nhạy bén của nhà quản lý  vì không phải sếp nào cũng biết cách giao việc cho nhân viên  một cách hiệu quả. Dưới đây là một số chia sẻ của TS Lê Thẩm Dương về kỹ năng giao việc giúp các nhà quản lý có thể hoàn thành xuất sắc trọng trách giao việc cho nhân viên.

Chọn việc để giao

Trước tiên, bạn nên xác định việc cần giao và giới hạn quyền của người được giao việc. Hãy xác định công việc được giao là việc gì? Thời gian hoàn thành là bao lâu? Có bộ phận hay phòng ban nào hỗ trợ hay không? Chú ý khi giao việc, bạn nên tiên liệu được rằng nếu không may rủi ro xảy ra thì việc đó vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn .

Chọn đối tượng phù hợp với công việc được giao 

Khi giao việc tùy vào từng đối tượng mà phân công nhiệm vụ khác nhau. Với những nhân viên có năng lực bình thường thì hãy giao cho họ công việc có cơ hội để thể hiện bản thân, năng lực. Với nhân viên có khí chất ưu tư, rụt rè, nhà quản lý nên giao cho họ công việc cao hơn năng lực một chút để những nhân viên này có cơ hội được thể hiện bản thân giúp họ góp phần tự tin hơn vào bản thân.

Những nhân viên có năng lực yếu, ít kinh nghiệm thì hãy giao việc để họ lấy kinh nghiệm làm mục tiêu. Đối với những người trẻ, có năng lực nên giao những công việc có độ nhất định để các cá nhân có khả năng phát triển năng lực, tư duy của mình.

Với những nhân viên có cá tính đặc biệt nhà lãnh đạo nên khôn khéo giao cho họ những công việc chỉ liên quan đến sở trường đông thời dùng tình cảm để hóa giải. Đối với những nhân viên có năng lực mà đang bị chèn ép thì nhà quản lý nên nhạy bén chuyển nhân viên đó sang bộ phận khác và giao việc độc lập để họ có cơ hội được thể hiện hết năng lực, sở trường của mình.

Hoạch định kết quả mong muốn ở mỗi nhiệm vụ

Trước khi giao việc cho nhân viên bạn nên xác định cụ thể kết quả mình mong muốn nhận lại ví dụ như doanh số bán hàng tăng bao nhiêu? hay kế hoạch thực hiện dự án này bao giờ sẽ hoàn thành…

Giao việc cho nhân viên

Hãy chuẩn bị bảng mô tả công việc ngắn gọn cho nhân viên  nhưng một điều lưu ý là bạn không nên hỏi nhân viên có hiểu hay không? Vì những câu nói như vậy sẽ khiến người được giao việc cảm thấy không được thoải mái. Vì vậy, hãy để nhân viên của bạn tìm ra biện pháp giao việc hiệu quả nhất.

Kiểm tra tiến trình giao việc

Hãy thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện công việc đã giao nhưng điều đó  không có nghĩa là bạn “kè kè” từng giờ, từng phút. Ngoài ra, bạn cũng đừng nên kiệm lời động viên nhân viên cấp dưới. Đó là sẽ nguồn động lực, cổ vũ vô cùng to lớn để mỗi cá nhân nỗ lực. Cuối cùng, đừng quên thể hiện sự đánh giá cao của bạn trước hiệu quả tốt của nhân viên cấp dưới.