Viết một bài nghiên cứu

Đặt nền móng, trình bày vấn đề (đoạn giới thiệu)

  • Chủ đề:
    giới thiệu sơ qua chủ đề và sự liên quan đến ngành học của bạn
  • Tạo một bối cảnh
    Miêu tả môi trường và các điều kiện của nó.
    Nếu sử dụng thông tin cá nhân, bạn nên xin phép trước khi viết.
  • Giới thiệu và miêu tả vấn đề
    Miêu tả điều bạn muốn trình bày hoặc tranh luận, tại sao. Cái gì là điều quan trọng?
    Miêu tả vấn đề bằng một ví dụ hay ho. 
    (Nên nhớ rằng bạn đang viết cho người đọc và muốn lôi cuốn sự chú ý của họ)
  • Bắt đầu xác định các thuật ngữ, định nghĩa, từ ngữ sẽ dùng
    Nếu có thể, bạn có thể sử dụng một nguồn tin cậy hoặc gộp các định nghĩa và ghi chú ở phía dưới. 
    Cho đoạn thân bài phía sau, bạn nên cân nhắc nếu bạn dùng thuật ngữ hoặc giải thích mới.
  • Vì “đầu xuôi đuôi lọt” 
    bạn nên xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề, nhờ thầy cô hoặc người hướng dẫn kiểm tra để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Tìm kiếm, xem xét các nghiên cứu: Review the Literature

  • Những nghiên cứu nào là có liên quan?
  • Nó được sắp xếp như thế nào?

Phát triển giả thuyết

  • Giả thuyết của bạn là những giải thích bạn đưa ra và bạn sẽ kiểm tra xem nó đúng hay sai. 
  • Nó sẽ bao gồm những biển số có thể đo được (những biến số có thể thay đổi hoặc thay đổi được) với những kết quả có thể đối chiếu được với nhau. 
  • Tránh việc nói quá chung chung, và nên ghi chú đến những nguồn tham khảo các nghiên cứu tin cậy của người khác để hỗ trợ cho lý lẽ của bạn.

Phương cách

Cung cấp đủ thông tin sao cho những người khác có thể theo dõi cách bạn trình bày, và có thể lặp lại (và hy vọng là họ cũng sẽ tìm được đúng kết quả như bạn đã làm!)

  • Mô tả phương thức bạn tiến hành càng hoàn chỉnh càng tốt sao cho người khác có thể bắt chước được.
  • Xác định mẫu và các đặc điểm. Những yếu tố này phải chặt chẽ và giống nhau trong suốt cả quá trình.
  • Lên danh sách những biến số cần dùng
    Đây là những đại lượng thay đổi hoặc có thể được thay đổi, trong quá trình công việc
  • Hiểu rằng sẽ có những nhận xét, chê bai với tính chính xác của bạn. Đó có thể coi là những “thiếu sót”.

Kết quả

Đây là những dữ liệu cụ thể và thông số rõ ràng

Thảo luận

Phát triển lập luận của bạn dựa trên những kết quả bạn tìm thấy. Mặc dù những dữ liệu đó có thể tự bản thân nói lên được thông tin, nhưng đôi khi bạn cũng cần phải bổ sung.

  • Những thông tin đó hỗ trợ cho giả thuyết của bạn như thế nào
  • Điều gì có thể không chính xác
  • Dữ liệu này hỗ trợ gì cho những thông tin bạn trích dẫn
  • Những chỗ nào cần phải nghiên cứu thêm

Kết luận

Nhắc lại và tóm tắt những kết quả bạn tìm thấy, những thảo luận, lập luận hoặc là từ đơn giản đến phức tạp, hoặc là tóm tắt quá trình cho những người đọc nóng vội nhảy ngay đến phần kết luận!

Tham khảo

Kiểm tra với giáo viên xem bạn đã làm đúng trình tự chưa

Gợi ý:

  • Một bài viết nghiên cứu không phải là một bài luận, xã luận hay một câu chuyện. 
  • Các dữ kiện, thông tin cần phải được ghi chép, xác nhận. 
  • Nên thận trọng với những tổng quát hóa bạn có. 
  • Cố gắng khách quan trong việc tìm hiểu thông tin, câu hỏi, điều tra thông tin.

...cần thiết phải nhấn mạnh rằng bài viết của bạn không bao giờ được đánh giá bằng việc liệu giả thuyết của bạn có đúng hay không. Điều quan trọng cần nhớ là một giả thuyết có các thông tin hỗ trợ không có nghĩa là giả thuyết đó đúng, vì có vô số lý lẽ khác có thể dẫn đến sự phỏng đoán giống như vậy. Cũng tương tự như vậy, nếu thiếu dẫn chứng, không có nghĩa là giả thuyết của bạn sai, nó hoàn toàn có thể đúng ở mức độ nào đó, chẳng qua là có thể bạn nhầm hoặc sai sót ở khâu nào đó… Nhà triết học Karl Popper, đã tranh luận rằng khoa học không phải là phương thức để kiểm chứng giả thuyết. Thay vào đó, môn khoa học đó thậm chí còn có thể làm sai giả thuyết. Tóm lại, kết quả tồi cũng quan trọng như kết quả tốt. 

Marvin Harris (Chủ nghĩa vật chất văn hóa 1979:7) "sự thực là không đáng tin nếu thiếu những lý thuyết giải thích sự hình thành của nó và phân biệt giữa sự hiện diện trên bề mặt và sự hiện diện sâu sắc hơn"