GIỚI THIỆU KHOA

 

» Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 12/2006, Ban Giám Hiệu trường Đại hội Đông Á đã thống nhất chủ trương đa dạng hóa mục tiêu, loại hình đào tạo nhằm phù hợp với yêu cầu khách quan và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong khu vực. Trên cơ sở đó, khoa Kinh tế đã được thành lập theo Quyết định số 54/QĐ Quyết định về việc thành lập khoa Kinh tế ngày 6/12/2006 trực thuộc trường Cao đẳng Đông Á. Năm 2009, khoa Kinh tế được BGD&ĐT cho phép mở mã ngành Quản trị kinh doanh theo Quyết định số 4330/QĐ/BGD&ĐT ngày 26/06/2009 và bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành Quản trị kinh doanh hệ Đại học chính quy khóa đầu tiên 2009- 2013. Đến năm 2014, Khoa Kinh tế tiếp tục được đào tạo ngành Quản trị nhân lực theo Quyết định số 3225/QĐ/BGD&ĐT ngày 27/8/2014. Tháng 10 năm 2015, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, Ban Giám Hiệu trường Đại học Đông Á quyết định sáp nhập Khoa Kinh tế và Khoa Khoa học xã hội nhân văn thành Khoa Quản trị theo Quyết định số 436/QĐ-ĐHĐA 01/10/2015.

Trải qua hơn hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã thực hiện ký kết với 50 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để hỗ trợ công tác đào tạo, tiếp nhận SV thực tập và tuyển dụng SV ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng và Quản trị nhân lực. Đặc biệt, trong giai đoạn 2017-2019, ngành QTKD có 3 sinh viên tham gia chương trình thực tập 11 tháng tại Seven-Eleven, Nhật Bản được hưởng lương, 3 sinh viên tham gia chương trình thực tập tại Công ty Daiso, Nhật Bản được hưởng lương; 1 sinh viên tham gia chương trình hợp tác giữa ĐH Đông Á và Đại học Kibi, 1 sinh viên tham gia chương trình học và thực tập tại Singapore được hưởng lương, và dự kiến sẽ có nhiều sinh viên có cơ hội được tham gia các chương trình thực tập ở nước ngoài.

» Chức năng

Khoa có chức năng tổ chức thực hiện đào tạo và quản lý sinh viên các ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng và Quản trị nhân lực các bậc hệ đồng thời triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị.

» Nhiệm vụ

1. Đào tạo và giảng dạy

  • Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng và Quản trị nhân lực;
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo các ngành Quản trị (Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng và Quản trị nhân lực cho bậc Đại học, Cao đẳng), đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học.
  • Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường cho từng chuyên ngành thuộc Khoa;
  • Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị;
  • Quản lý, lưu trữ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
  • Tổ chức nghiên cứu, không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập - hiện nay đang áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; thường xuyên rà soát, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị dạy- học, thực hành;
  • Tổ chức điều chỉnh chương trình, thay đổi, cập nhật giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
  • Triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên hiểu biết thêm thực tế và nắm được các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường, như: thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện hè, ...

2. Nghiên cứu khoa học

  • Đẩy mạnh và không ngường nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong Khoa;
  • Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp theo quy định của trường.

3. Quản lý nguồn nhân lực

  • Quản lý giảng viên, cán bộ và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự của Khoa, tham gia vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu hoạt động của Khoa;
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;
  • Thường xuyên tổ chức đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy;
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Khoa;
  • Quan hệ với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khoa.