Digital Marketing là gì? Công việc của Digital Marketing là gì? (Phần 2)

Trong phần trước, những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực Digital Marketing đã được giải đáp. Trong phần tiếp theo, những câu hỏi liên quan đến công việc Digital Marketing sẽ được giải đáp dưới đây.

II. Những câu hỏi liên quan đến công việc Digital Marketing 

1. Nghề Digital Marketing có đòi hỏi nhiều liên quan đến kĩ thuật không ?

Mặc dù nghề Digital Marketing không yêu cầu nhiều về kĩ thuật, nhưng nếu như được trang bị những kiến thức về lập trình thì bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này. Những kiến thức đó sẽ giúp cho bạn hiểu sâu những thuật ngữ như Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA…. Hơn thế nữa, bạn có thể thực hiện những công việc đó với kết quả cao nhất. 

Kĩ năng coding sẽ giúp bạn đánh giá công việc Digital Marketing

2. Không học Marketing có làm Digital Marketing được không ?

Tất nhiên là có nhưng những kiến thức marketing sẽ giúp cho bạn thực hiện những công việc SEO, tối ưu website, lên kế hoạch Marketing Online cũng như đo lường kết quả chiến lược Digital Marketing hiệu quả hơn vì nó sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản, giúp cho bạn có thể viết nội dung marketing hiệu quả. Ở thời điểm hiện nay, nội dung marketing đóng vai trò rất quan trọng, hay còn được gọi vui là nội dung là vua, do vậy, mặc dù không học marketing, bạn vẫn có thể tham gia ở lĩnh vực này nhưng bạn vẫn nên học để đạt kết quả tốt nhất.

3. Nên bắt đầu từ đâu với Digital Marketing ?

Digital Marketing là một mảng rất rộng với nhiều kênh khác nhau. Khi mới tiếp cận, bạn nên cố gắng tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh mà Digital Marketing hiện đang có và từng kênh đó làm gì, mục đích là gì? Sau khi được trang bị những kiến thức tổng quát về tất cả các kênh, thì người học có thể chọn một vài kênh để chuyên sâu. 

4. Nên tập trung một nền tảng hay nên làm đa nền tảng ?

Người làm trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ đứng trước hai sự lựa chọn giữa chuyên sâu một nền tảng hay làm đa nền tảng, và mỗi sự lựa chọn đều có ưu điểm cũng như khuyết điểm:

Nếu như chuyên sâu một nền tảng hay một công cụ thì sẽ giúp cho bạn sử dụng được công cụ hay nền tảng đó đạt kết quả tốt nhất nhưng bạn sẽ thiếu cái nhìn tổng quan về tất cả các nền tảng.

Nếu như biết thêm nhiều kênh khác sẽ giúp tìm được cách phối hợp chúng sẽ giúp đạt kết quả cao nhất, và giúp bạn có người có lợi thế và có giá trị hơn trong con mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người tìm hiểu phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để có phối hợp được những công cụ hoặc các nền tảng hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối ưu.