Data-driven Marketing: những ứng dụng hữu ích trong thời đại 4.0

Không còn là marketing theo trực giác, việc xử lý và phân tích dữ liệu người dùng mạng xã hội (Data driven-marketing) sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh nhảy vọt cho doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược tiếp thị online cũng như offline. Data driven-marketing là gì ? Data driven-marketing có những ứng dụng gì trong thực tế ?

Data driven-marketing là gì ?

Data-driven marketing là việc tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa quảng cáo và quảng bá thương hiệu. Quá trình này bao gồm nhiều việc từ thu thập, phân tích dữ liệu từ khách hàng như thói quen, hành vi, mong muốn, hoàn cảnh… của họ để tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch marketing online cũng như offline.

Theo Wearesocial.com, tính tới tháng 1 năm 2018, tại Việt Nam có 96,02 triệu người dân, trong đó 55 triệu là người dùng Social Media (chiếm 55%), 35 triệu người sở hữu điện thoại thông minh (chiếm 36%). Tại các website, diễn đàn, mạng xã hội ở nước ta cũng thu được hơn 50 triệu bài posts, comments, shares mỗi ngày (hệ thống phân tích SocialHeat, YouNet Media, 2018) (Nguồn: https://sr.com.vn). Theo những số liệu được thống kê bên trên thì đây là vùng đất tương lai đầy hứa hẹn của data driven-marketing.

Những ứng dụng thực tế của Data driven-marketing ?

Ứng dụng 1: Phân tích hành vi khách hàng omni-channel

Trước kia, các nhà kinh doanh chỉ nắm được tình hình khách hàng tại từng kênh riêng lẻ, nhưng hiện nay, với việc khách hàng sử dụng cùng một tài khoản mạng xã hội hay email để xác thực nhiều tài khoản khác nhau trên mạng Internet để mở cơ hội quan sát hành vi từ nhiều kênh khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch ưu đãi hoặc sự kiện phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở các thời điểm khác nhau.

Ứng dụng 2: Nghiên cứu thị trường và dự báo xu hướng

Trước kia doanh nghiệp không thể có cái nhìn tổng thể về thị phần cũng như sức mạnh của thương hiệu và đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các thảo luận riêng hay nhóm sẽ được thu thập bởi hệ thống lắng nghe mạng xã hội (social listening). Hệ thống sẽ quét và thu thập dữ liệu mới liên tục từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng Internet, và doanh nghiệp có thể căn cứ trên kết quả phân tích dữ liệu được thu thập sẽ đánh giá được sức mạnh của thương hiệu của bản thân doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh. 

Ứng dụng 3: Tiếp thị cá nhân hóa, theo ngữ cảnh

Trước kia, các nhà kinh doanh thường sử dụng concept quảng cáo cố định cho tất cả đối tượng trong chiến dịch quảng bá, không thể tối ưu nội dung cho từng nhóm khách hàng hoặc cá nhân cụ thể, do vậy, hiệu quả không đạt được tối ưu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, quảng cáo theo ngữ cảnh đang trở thành xu hướng phổ biến. Các hệ thống quảng cáo online hiện tại đều phân tích sở thích và mối quan tâm hiện tại của từng cá nhân để tối ưu hiệu suất quảng cáo.

Ứng dụng 4: Cập nhật profile khách hàng

Trước kia, các doanh nghiệp chỉ có các dữ liệu cơ bản như tên, điện thoại, email, địa chỉ liên hệ, doanh nghiệp...Hiện nay, với sự phát triển của Internet và mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu thập lý lịch của họ trên mạng xã hội, sở thích cá nhân, phong cách sống, tình trạng hôn nhân, gia đình, công việc, những người có tầm ảnh hưởng đến cá nhân đó khi ra quyết định…thậm chí cả loại nhạc mà họ thường nghe. Dựa trên dữ liệu được phân tích, phân loại khách hàng của mình theo những tiêu chí chi tiết hơn, giúp theo đuổi và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Nếu dữ liệu đủ lớn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện chiến dịch truyền thông chỉ nhắm riêng vào đối tượng nhóm khách hàng được tổng hợp.

Ứng dụng 5: Chăm sóc khách hàng tự động và thông minh hơn

Trước kia, dịch vụ chăm sóc khách hàng chỉ đơn giản là khách hàng hỏi – nhân viên chăm sóc trả lời. Hiện nay, với sự phát triển của chat bot (công cụ tự động trả lời khách hàng), trí thông minh nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) thì doanh tự tăng dần hàm lượng tự động hóa trong chắm sóc khách hàng, bằng cách cài đặt sẵn các phương án đối thoại và hệ thống chat bot sẽ dựa vào từ ngữ của khách hàng để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Từ khóa