Thương mại điện tử (TMĐT) hiện đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc. Các doanh nghiệp không ngừng tận dụng TMĐT như một giải pháp tối ưu để giảm chi phí vận hành, đồng thời tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dưới đây là những lý do khiến ngành TMĐT trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong mùa tuyển sinh năm nay:
Ngành nghề phát triển vượt bậc
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ của Internet đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng kinh doanh trực tuyến. Bán hàng online không chỉ đem lại lợi ích kinh tế đáng kể mà còn trở thành đòn bẩy phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam.
Đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế. TMĐT là phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.
Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch TMĐT trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2020.
Đặc biệt, TMĐT đang được tập trung phát triển trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.
Nhu cầu nhân lực luôn “khát”
“Cơn nghiện” mua hàng qua mạng của người Việt càng bị đẩy lên cao khi chuyện giá cả giữa các đơn vị bán hàng truyền thống và online ngày càng cạnh tranh. Điều này, đã góp phần vào sự ra đời của nhiều “ông lớn” kinh doanh trên sàn giao dịch trực tuyến ra đời và phát triển nở rộ như: Tiki, Lazada, Sendo, Shoppe, VN Pay,… dẫn đến nhu cầu về nhân sự tăng cao, đặc biệt là lao động được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành TMĐT.
Ngành học đa-zi-năng có thể đáp ứng nhiều vị trí công việc
Không sai khi nói rằng ngành TMĐT có thể mang đến cho người học khả năng đảm đương nhiều vị trí công việc khác nhau. Tốt nghiệp ngành TMĐT, sinh viên có thể trở thành “nhân sự vạn năng”, đáp ứng nhiều yêu cầu của doanh nghiệp, gồm các vị trí:
Một là, chuyên viên kinh doanh trực tuyến, ứng dụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến;
Hai là, chuyên viên thương mại điện tử, chuyên viên marketing online tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử;
Ba là, chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp;
Bốn là, chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
Năm là, tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
Sáu là, khởi nghiệp kinh doanh hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Bảy là, giảng viên giảng dạy kiến thức trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Lương khởi điểm từ 8 con số
Mức lương khởi điểm của người lao động chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT cũng cao hơn so với các ngành khác vì luôn kèm lương cứng + doanh số. Theo thống kê mới nhất gần đây của trang tuyển dụng 24h Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của sinh viên ngành TMĐT (chưa có kinh nghiệm) dao động từ 10 triệu đồng/tháng. Người đi làm có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm có mức thu nhập hấp dẫn từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Ngành Thương mại điện tử không chỉ là một lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, mà còn là cánh cửa mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này, Thương mại điện tử hứa hẹn mang đến cho bạn một nền tảng vững chắc để khởi nghiệp hoặc xây dựng sự nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu. Hãy lựa chọn ngành Thương mại điện tử ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội, đón đầu xu hướng và trở thành một phần quan trọng trong thế giới kinh doanh số đầy triển vọng!