Quản trị Marketing (Đại học)

1.   Mục tiêu đào tạo

Kinh tế - Xã hội Quản trị doanh nghiệp Khởi sự kinh doanh và marketing
  • Biết tìm hiểu thông tin và phân tích ảnh hưởng của hoạt động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới đối với sự phát triển của ngành và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Vận dụng tốt các kỹ năng cơ bản của quản trị bao gồm xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và đánh giá kết quả, áp dụng cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp như: sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing…
  • Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành và quy mô: mức độ cạnh tranh, tiềm năng phát triển, mức độ rủi ro.
  • Phát hiện, phân tích và tìm giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong tác nghiệp kinh doanh: bán hàng, chiêu thị, quản lý khách hàng, vận hành, sản xuất, nhân sự.
  • Kỹ năng lãnh đạo nhóm và làm việc hiệu quả: phân công nhiệm vụ, giám sát, khích lệ, giải quyết xung đột
  • Thực hiện tốt các bước khởi sự doanh nghiệp: xác định ý tưởng, thử nghiệm sản phẩm, đánh giá cơ hội kinh doanh.
  • Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh: soạn thảo kế hoạch, thẩm định, gọi vốn đầu tư, thủ tục thành lập, phát triển cơ sơ kinh doanh.
  • Triển khai tốt việc thu thập số liệu của thị trường và phân tích.
  • Có khả năng lập chiến lược marketing ngắn và dài hạn.
  • Vận dụng tốt các chính sách và quản trị marketing trong môi trường kinh doanh biến động.
  • Áp dụng tốt các chính sách truyền thông và marketing quốc tế.

2.   Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Nghề nghiệp sau khi ra trường Nghề nghiệp phát triển sau 3 năm
  • Marketing tổng quát gồm các nhóm nghề nghiệp:
    • Lĩnh vực quảng cáo (Advertising): Nhân viên, chuyên viên làm việc trong các công ty truyền thông và quảng cáo, cũng như các tổ chức có tham gia trong lĩnh vực quảng cáo.
    • Lĩnh vực quản trị thương hiệu và sản phẩm (Brand Management): Làm việc trong các doanh nghiệp và phụ trách các hoạt động quản trị thương hiệu, sản phẩm.
    • Lĩnh vực nghiên cứu thị trường (Market Research): Nhân viên, chuyên viên nghiên cứu và phân tích thị trường trong các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường, hay bộ phận nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp.
    • Lĩnh vực quản trị chiêu thị (Promotion): Phụ trách các hoạt động thiết kế và quản trị các chương trình truyền thông marketing.
  • Lĩnh vực bán hàng và chăm sóc khách hàng gồm các nhóm nghề nghiệp:
    • Lĩnh vực phân phối và cung ứng (Suply and Distribution): Phụ trách các hoạt động quản trị kênh phân phối, các hoạt động cung ứng, vận tải và cung ứng dịch vụ trong doanh nghiệp̣.
    • Lĩnh vực bán hàng (Sales): Phụ trách các hoạt động quản trị lực lượng bán hàng, thiết kế bán hàng trực tiếp, bán hàng online…
    • Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng (Customer services): Phụ trách các hoạt động thiết kế, cung ứng và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng
  • Marketing tổng quát gồm các nhóm nghề nghiệp: Giữ các vị trí quản lý kinh doanh, điều hành các bộ phận của cơ quan, doanh nghiệp:
    • Giám đốc quảng cáo,
    • Giám đốc bán hàng,
    • Giám đốc truyền thông,
    • Giám đốc thương hiệu,
    • Giám đốc sản phẩm,
    • Chuyên gia phân tích thị trường,
    • Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường
  • Lĩnh vực bán hàng và chăm sóc khách hàng gồm các nhóm nghề nghiệp:
    • Phó, trưởng phòng kinh doanh
    • Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng
    • Tự tạo lập cơ sở kinh doanh
    • Tư vấn phát triển doanh nghiệp

3.   Định hướng nâng cao trình độ sau khi ra trường

Nâng cao kỹ năng Nâng cao trình độ
  • Phát triển, hoàn thiện tư duy hoạch định, tổ chức, quản lý ở cấp độ của các nhà quản lý cấp cao.
  • Phát triển năng lực chuyên môn để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
  • Từ nền tảng của bậc đại học, người học có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần chuyên ngành đã học, để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

4.   Kết quả đầu ra về nghề nghiệp theo module nghề nghiệp

Các nghề chính, phụ Mã học phần Học phần Yêu cầu
Quản trị căn bản BS22021 Luật kinh tế
  • SV biết được những kiến thức nền tảng cơ bản của quản trị marketing SV có được những kiến thức làm điều kiện tiên quyết cho những HP tiếp theo
BB23006 Kinh tế lượng
BB33089 Quản trị tài chính
BB33117 Marketing căn bản
BB33173 Marketing dịch vụ
BB32182 Đề án 1: Phân tích thực trạng doanh nghiệp
Khởi sự và Marketing BB33045 Khởi sự kinh doanh
  • SV có được những kiến thức chuyên sâu về ngành QT marketing
  • SV có được những kiến thức nền tảng phục vụ cho HP đề án 2
  • SV tiếp cận được thực trạng marketing của DN bất kỳ
BB33081 Quản trị Marketing
BB33178 Hành vi người tiêu dùng
BB33184 Quản trị quan hệ khách hàng
BB32180 Nghiên cứu marketing
BB33164 Quản trị kênh phân phối
BB33181 Chiến lược định giá
  Đề án 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của DN
Quản trị marketing nâng cao BB33187 Marketing chiến lược
  • SV có được những kiến thức marketing cao hơn ở tầm chiến lược
  • Lập được kế hoạch marketing cho SP và DV mới
BB33186 Truyền thông marketing
BB33179 Quản trị sản phẩm và thương hiệu
BB33185 Quản trị marketing B2B
BB33188 International Marketing
BB33189 E-Marketing
BB33183 Đề án 3: Nghiên cứu và lập kế hoạch marketing
BB33191 Đề án 4: Đề án marketing nâng cao