Để có một buổi thuyết trình thành công, ngoài các yếu tố như : trang phục, giọng nói, slide trình chiếu…thì nội dung bài nói của bạn vẫn là điều cốt lõi nhất.
Nếu bạn ăn mặc đẹp, có sự thu hút nhất định mà những điều bạn trình bày không có lượng chất xám cần thiết, không được sắp xếp một cách khoa học thì bài thuyết trình ấy chỉ là một con số 0 tròn trĩnh đối với người theo dõi. Nói cách khác, nội dung là “khung xương” trong bài thuyết trình của bạn. Sắp xếp khung xương ấy sao cho khoa học và logic cũng là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Một số bí quyết để giúp bạn xây dựng “bộ xương” hoàn hảo cho bài thuyết trình của mình.
1. Dàn ý là kim chỉ nam
Bạn có một chủ đề hay ho, bạn đã nghiên cứu khá kỹ chủ đề đó và có thừa thông tin cần thiết…sẽ tuyệt hơn nữa nếu bạn có một dàn ý hợp logic.
Một kĩ sư không thể xây một ngôi nhà nếu không có bản thiết kế, một phi công không thể điều khiển máy bay nếu không có bản kế hoạch bay, một nhà hàng hải không thể ra khơi nếu không có la bàn. Còn bạn, bài thuyết trình của bạn cùng cần một “dàn ý” - một kim chỉ nam để giúp bạn không đi lạc hướng.
Dàn ý – kim chỉ nam dành cho bạn
Yêu cầu của một dàn ý chuẩn là đầy đủ nhưng ngắn gọn. Để vậy bạn cần đưa vào đó những keyword, những số liệu cần thiết chứ không phải một câu văn dài. Dàn ý gồm các ý chính lớn, rồi bạn tiếp tục chia nhỏ ra các ý bổ sung. Sơ đồ hình cây có thể là một lựa chọn không tồi. Để xây dựng một dàn ý theo dạng sơ đồ thì phần mềm X-mind cũng có thể hỗ trợ các bạn rất nhiều, đảm bảo tính khoa học, logic lại cực kì dễ nhớ.
2. Phần mở đầu
Ở màn chảo hỏi này, bạn sẽ gửi lời chào đến những người đang theo dõi, giới thiệu về chủ đề của bài thuyết trình và nêu ra dàn ý chung. Dưới đây là mội ví dụ cho phần mở đầu của bạn.
- Good morning, ladies and gentlemen. It’s a pleasure to be here today ( Xin chào tất cả mọi người, thật vinh dự cho tôi được ở đây hôm nay )
- I’m going to talk to you today about _________________ ( Sau đây, tôi sẽ giới thiệu đến tất cả các bạn bài thuyết trình về chủ đề…..)
- I’ve divided my presentation into three sections ( Bài thuyết trình của tôi gồm có….phần)
- First, I’ll talk about _________________ ( Phần thứ nhất nói về……….)
- Second, I’ll deal with ________________ ( Tiếp theo, phần thứ hai là……….)
- And finally, I address the issue of _________________ ( Và cuối cùng là……….)
Đó là những bước cơ bản cho phần mở đầu. Nếu bạn là người ưa sự sáng tạo, bạn có thể dẫn dắt người xem vào chủ đề thật nhịp nhàng bằng cách sử dụng một clip, một câu chuyện có liên quan đến chủ đề bài thuyết trình. Cách này sẽ tạo hứng thú cho người xem hơn rất nhiều.
Tuy nhiên bạn vẫn phải có 3 bước cơ bản là : chào hỏi, giới thiệu chủ đề và đưa ra dàn ý bài thuyết trình.
3. Phần thân bài
Với dàn ý mà bạn đã xây dựng được thì phần thân bài khổng lồ cũng đã được bạn nắm chắc 60% trong tay. Phần còn lại là việc bạn phải liên kết những ý lớn đó với nhau để tạo sự mạch lạc cho bài thuyết trình.
Có những cách sắp xếp cơ bản cho phần thân bài mà bạn có thể lựa chọn:
a. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
b. Từ đơn giản đến phức tạp.
c. Vấn đề đến cách giải quyết.
d. Nguyên nhân và hậu quả.
Bám sát vào chủ đề bạn đang hướng tới, bạn sẽ chọn được cách phân chia phù hợp
4. Phần kết thúc
Sau cả một phần thân bài rất dài, đây là lúc bạn nhắc lại cho người theo dõi những ý chính trong bài thuyết trình của bạn. Dưới đây là một số câu kết thúc bằn Tiếng Anh mà bạn có thể dùng nếu phải thuyết trình Tiếng Anh :
To summarize what I said, . . .
Let me recap the main points . . .
So, as we have seen today . . .
To sum up, . . .
Với Tiếng Việt, bạn chỉ cần đơn giản nói là: “Và tôi đã trình bày xong những ý kiến của mình về vấn đề….với những ý chính như sau…” hoặc có thể nói theo cách nào đó phù hợp, miễn là bạn đưa ra được những ý chính trong bài.
Sau đó bạn kết luận một cách thật ngắn gọn, có thể đưa ra một thông điệp mà bạn rút ra về chủ đề bạn đang làm. Thông điệp đó nên gây ấn tượng để để lại một cái kết đẹp trong long những người theo dõi.
Cuối cùng, bạn lịch sự nói lời cảm ơn và bày tỏ sự đón nhận bất kì ý kiến nào từ mọi người cũng như sẵn sang giải đáp những thắc mắc.
Lời cảm ơn cuối bài thuyết trình