gtag('config', 'UA-146424091-12'); Cách "Chinh phục" Part 2 - New Toeic trong luyện thi Toeic

Cách "Chinh phục" Part 2 - New Toeic trong luyện thi Toeic

Khả năng phản xạ nhanh là rất cần thiết trong part 2

Vì Part 2 chỉ gồm các câu ngắn – hỏi và trả lời – nên nhiều người lầm tưởng rằng đây là phần dễ nhất. Sự thật không phải như vậy. Phần này khó ở chỗ nó dựa hoàn toàn vào khả năng nghe hiểu thật sự của chúng ta và hoàn toàn không có các thiết lập ngữ cảnh.

Trong những bài nghe dài hơn, nếu bạn bỏ lỡ một đoạn nào đó thì cũng không quá nghiêm trọng; ngược lại, trong Part 2, nếu bạn lơ đễnh một chút thì lập tức bạn không trả lời được câu hỏi. Như vậy, Part 2 không chỉ đòi hỏi khả năng tập trung cao độ mà cũng đòi hỏi phản xạ nhanh của người nghe.

A – Nắm được loại câu hỏi và vị trí của từ khóa:

Loại câu hỏi là yếu tố then chốt, vì một khi đã biết loại câu hỏi, bạn dễ dàng biết được loại câu trả lời thích hợp tương ứng. Từ khóa cũng quan trọng vì chính từ khóa giúp bạn hiểu được ý chính của câu hỏi đó. Trong tập sách này, chúng tôi trình bày rấtrõ các loại câu hỏi cũng như vị trí của từ khóa; hy vọng phần này sẽ giúp các bạn thạo nhiều.

1) Câu hỏi WH:

What ~ ? / Who ~ ? / When ~ ? / ~ Where ~ ? / Why ~ ? / How ~ ? / Which~
What kind[sort] of ~ ? / what type of ~ ? / What time ~ ?
Why don’t you ~ ?
How much ~ ? / How many ~ ? / How long ~ ? / How often ~ ? / How soon~?

Từ khóa: từ nghi vấn (who, what, why, when, where, how, which) và động từ chính:

Với loại câu hỏi này, câu trả lời không thể là Yes hay No, nên ta có thể loại ngay câu trả lời có Yes hay No. Tuy nhiên, người ta ngày càng hạn chế câu trả lời có Yes hay No, và do đó làm cho phần này khó hơn.

Ví dụ:

Q:What department do you work in?
A: I’m in Sales (Department).
Q: Who will pick up Mr. Smith at the airport?
A: I’ll go personally
Q: Where did you put the Corner file?
A: On your desk.
Q: How long does it take for you to get here?
A: It’s about twenty minutes

2) Câu hỏi Yes/No (có các trợ động từ như BE, DO, HAVE)

Từ khóa thứ nhất: động từ chính

Từ khóa thứ hai: cụm trạng từ hoặc danh từ theo sau động từ chính. Trong trường hợp có một mệnh đề theo sau động từ chính thì từ khóa chính là chủ ngữ và động từ của mệnh đề đó.

Câu trả lời có thể là Yes, No, hay Sure, Of course, Tuy nhiên câu trả lời cũng có thể là những cụm từ rất đa dạng khác.

Ví dụ:

Q: Do you know if the bus station is close by?
A: No. I’m new in town
Q: Can I have my shirts back by this evening?
A: Sure. You can pick up it anytime
Q: Do you wanht to go to the races with me tonight?
A:I’ll let you know after I check my calendar.

3) Những câu hỏi khác

a/ Câu hỏi lựa chọn:

Would you like A or B?/Which do you prefer, A or B?/ Would you rather A or B?

Do(es) chủ ngữ + động từ 1 ~ or động từ 2 ~?

Từ khóa: phần “A or B”

  • Phần “A or B” có thể là cụm từ, cũng có thể là mệnh đề. Nếu phần này là cụm từ thì việc phân biệt rất đơn giản vì mọi thứ rất rõ ràng. Nếu phần này là mệnh đề thì mọi việc sẽ phức tạp hơn vì ta cần phải xác định từ khóa cho từng mệnh đề đó nữa.
  • Trong đa số các trường hợp, câu trả lời không phải là Yes hay No

Ví dụ: Q: Would you rather discuss this before he arrives, or during lunch?

A: Let’s talk about it now.
Q: Does the car need gas or did you already fill it up?
A: No, I filled it yesterday
Q: Yes. That’s it.

b/ Câu hỏi đuôi:

You are ~, aren’t you? / he is ~, isn’t he? ~ / She is~,isn’t she?
You ~,don’t you? / You~, didn’t you? / He ~, doesn’t he? / She ~, doesn’t she?
You’ve +p.p ~, haven’t you?
You can ~,can’t you?/ I can,can’t I?

Từ khóa: động từ

Câu hỏi đuôi thường được dùng để tìm sự đồng thuận của người nghe về một vấn đề nào đó. Do đó, điều mấu chốt là bạn phải nắm được động từ trong mệnh đề chính và các động từ liên quan đến độngt ừ này.

Ví dụ: Q: Ican cash a traveller’s check here, can’t I?

A: Yes. We can cash one for you

c/ Câu hỏi phủ định

Aren’t you ~ ? / Isn’t he ~? / Isn’t she ~ ? / Isn’t there ~ ?
Don’t you ~ ? / Didn’t you ~ ?
Haven’t you ~ ?
Won’t you ~ ?
Do you mind ~ ? /Would you mind ~ ?

Từ khóa: động từ

Cách trả lời câu hỏi phủ định trong tiếng Anh rất khác với caau trả lời phủ định trong tiếng Việt. Do đó bạn nên chú ý: bạn cứ xem câu hỏi phủ định trong tiếng Anh giống như câu hỏi khẳng định trong tiếng Anh, nếu đồng ý thì dùng Yes, nếu không thì dùng No. Chỉ đơn giản như vậy.

Ví dụ: Q: Didn’t Anna quit last month?

A: No, she didn’t. I saw her at her desk this morning

Thường thì các lựa chọn trả lời cho sãn không có cụm từ “she didn’t” như ở ví dụ trên, mà thường như sau:

A : No. I saw her at her desk this morning

d/ Câu hỏi gián tiếp:

Do you know từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ ~ ?

Từ khóa: từ nghi vấn đứng giữa câu, củ ngữ và động từ của mệnh đề theo sau từ nghi vấn đó

Ví dụ: Q: Do you know when the report is due?

A: No. I don’t know either

4) Câu khẳng định có chức năng hỏi

You + động từ ~?
I wonder if/ từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ ~?

Từ khóa: động từ hoặc nghi vấn

Ví dụ: Q: I wonder why Peter parked so far away

A: He said the parking lot was completely filled

B- Cấu tạo của câu trả lời cho sẵn:

Đa số các câu trả lời cho sẵn có thể được phân thành 2 loại chính sau:

1) Trường hợp có cách phát âm dễ nhầm lẫn

Đây là trường hợp hai câu trả lời cho sẵn có những âm dễ nhầm lẫn với nhau hoặc dễ nhầm với các âm trong câu hỏi.

Với trường hợp này thì câu trả lời đúng là những lựa chọn còn lại.

2) Trường hợp có cả cách phát âm và ý nghĩa dễ nhầm lẫn

Trường hợp này khó hơn trường hợp trên vì cả phát âm và ý nghĩa đều dễ nhầm lẫn. Trong trường hợp này, cách diễn đạt trong các lựa chọn có thể rất giống nhau hoặc rất giống với cách diễn đạt trong câu hỏi

Hệ thống các cách “Chinh Phục” NEW TOEIC – Part 2
Hệ thống1: Đừng bao giờ bỏ qua phần đầu câu hỏi
  Để nắm được thông tin tối thiểu trong câu hỏi thì bạn không được bỏ qua phần đầu câu hỏi
  Đặc biệt, phần đầu của câu hỏi càng quan trọng nếu câu hỏi đó bắt đầu bằng những từ nghi vấn như Who, What, Why, When, How, và Which
Hệ thống 2: Rèn luyện kĩ năng tìm ra từ khóa thật nhanh
  Bạn cần hiểu rằng: vị trí của từ khóa rất khắc nhau trong các loại câu hỏi khác nhau.
  Do đó, mỗi khi luyện tập Part 2, điều đầu tiên bạn cần làm là xác dịnh từ khóa của câu hỏi.
Hệ thống 3: Liên hệ từ khóa cần tìm được trong câu hỏi với các câu trả lời cho sẵn, từ đó tìm ra đáp án tốt nhất.
  Không phải nghe được câu hỏi là chắc chắn bạn chọn câu trả lời đúng
  Bạn cần phải nhạy bén để nhận ra sự liên hệ giữa câu hỏi và câu trả lời cho sẵn
  Bạn cũng cần nắm thật nhanh các câu trả lời cho sẵn này
Hệ thống 4: Thường thì các câu trả lời cho sẵn có cách phát âm giống nhau hoặc giống với cách phát âm trong câu hỏi không phải là lựa chọn đúng
  Người soạn câu hỏi thường đặt ra các câu trả lời cho sẵn có cách phát âm giống nhau hoặc giống với cách phát âm trong câu hỏi là nhằm thử thách thí sinh
  Tỉ lệ lựa chọn loại này được dùng làm lựa chọn đúng là rất thấp
Hệ thống 5: Bạn nên nhớ rằng một dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời khác nhau
  Ví dụ câu hỏi bắt đầu bằng “What time…” nhưng chưa chắc trả lời là một cụm từ chỉ thời gian
Hệ thống 6: Bạn nên ghi nhớ toàn bộ câu hỏi
  Mục đích cuối cùng của TOEIC Listening Comprehension là kiểm tra khả năng nghe cần thiết cho quá trình trao đổi thông tin bằng tiếng Anh
  Do đó, khi học Part 2, bạn nên rèn luyện khả năng thật sự để có thể hiểu và ghi nhớ toàn bộ câu hỏi một cách trọn vẹn