gtag('config', 'UA-146424091-12'); Cách viết CV - Cơ hội sống cho CV xin việc của bạn

Cách viết CV - Cơ hội sống cho CV xin việc của bạn

Hãy tự tin thể hiện bản thân và làm nổi bật những điểm mạnh của mình. Cơ hội là duy nhất nên bạn cần tận dụng nó!

images

I/ Yêu cầu cụ thể

Một CV xin việc thường bao gồm 8 phần mục cơ bản, đó là:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Hoạt động ngoại khóa
  • Ký năng
  • Sở thích
  • Người tham khảo

1. Thông tin cá nhân

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Số điện thoại
  • E-mail
  • Địa chỉ liên hệ

=> Trong đó, số điện thoai và e-mail là cái bạn dùng thường xuyên.

=> Địa chỉ e-mail không nên quá ấn tượng, tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thiếu chuyên nghiệp.

Ví dụ: changtraidatinh@gmail.com, thiensu9x@yahoo.com,…

=> Nếu bạn ứng tuyển một công việc quảng cáo, hãy thận trọng với thông tin của bạn! Ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, bản sao giấy khai sinh /hộ chiếu,… trong một số trường hợp là không cần thiết trong CV xin việc. Tuy nhiên đó lại là cơ hội cho một số kẻ xấu khai thác và lợi dụng, chẳng hạn mở tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng dưới tên bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

images (12)

  • Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất của CV xin việc. Đó không đơn thuần là mục tiêu của riêng bạn mà còn phải hướng đến điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ công việc của vị trí mình đang ứng tuyển cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Mục tiêu nghề nghiệp gồm: mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (nên sắp xếp theo thứ tự tương ứng).

=> Mục tiêu được lượng hóa rõ ràng, hình dung cụ thể, chi tiết.

Ví dụ: “trở thành trưởng phòng nhân sự trong 5 năm tới”,…

=> Mục tiêu phải phù hợp với tính chất công việc.

=> Nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những mục tiêu nghề nghiệp táo bạo, thể hiện cá tính mạnh mẽ của ứng viên.

3. Trình độ học vấn

file0001089552581-326x197

Trong mục này, các bạn nên để theo thứ tự như sau:

  • Chuyên ngành bạn theo học.
  • Điểm số và thành tích, giải thưởng gần đây bạn đạt được.
  • Chứng chỉ nghề nghiệp: Ở mục này cần ghi những chứng chỉ các bạn đã tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp một phần ở các trung tâm có uy tín.
  • Chứng chỉ về ngoại ngữ như TOEIC, TOEFL, IELTS, …
  • Chứng chỉ về kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, hùng biện,…), kỹ năng tin học,…

=> Cần cụ thể, số hóa tất cả thông tin, tránh các từ chỉ số lượng chung chung như “một vài”, “nhiều”, “một số”,…

4. Kinh nghiệm làm việc

images (21)

  • Nêu cụ thể từng công việc mà bạn đã từng đảm nhiệm.

Ví dụ: thay vì nói bạn đã đứng đầu một nhóm 10 người trong một dự án, hãy nêu cụ thể bạn đã sắp xếp, tổ chức điều hành dự án đó như thế nào.

  • Điều quan trọng là bạn phải nêu bật được những kinh nghiệm học được sau công việc đó, những khó khăn bạn gặp phải, cách giải quyết của bạn, những kiến thức, kỹ năng khác… Đây sẽ là chìa khóa để nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần học hỏi cũng như năng lực của chính bạn.

=> Các kinh nghiệm đưa ra phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn, tránh dài dòng, lan man.

5. Hoạt động ngoại khóa

  • Có thể đưa vào những thành tích hoạt động xã hội, tình nguyện viên,… Điều này cho thấy bạn là một con người năng động, nhiệt tình – một trong những tiêu chí lựa chọn của nhà tuyển dụng.

=> Bạn cần nêu rõ vị trí, vai trò và công việc cụ thể của bạn trong hoạt động ngoại khóa đã tham gia.

6. Kỹ năng

images (7)

Nên sắp xếp theo thứ tự:

  • Kỹ năng chuyên môn
  • Kỹ năng tin học
  • Kỹ năng mềm

=> Những kỹ năng này phải tương thích với công việc trong tương lai của bạn.

7. Sở thích

hobbies

  • Phần này yêu cầu ngắn gọn, tránh chiếm dung lượng các phần khác.
  • Tránh đưa những sở thích một cách “cứng nhắc”, đơn thuần như: “đọc sách, đi du lịch, xem phim,…” Thay vào đó, có thể chi tiết hóa các hoạt động đó.

Ví dụ: Làm phim trong câu lạc bộ Điện ảnh của trường Đại học, đi du lịch xuyên Việt bằng xe máy vào mùa hè,…

  • Nên nhấn mạnh những sở thích liên quan đến công việc sau này.

8. Tham chiếu

images (2)

  • Trong mục này, các bạn cần đề tên những người có thể xác nhận các thông tin mình viết trong CV xin việc là chính xác. Những người này có thể là giáo viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ…Các bạn hãy điền thông tin chi tiết, chính xác để giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với người tham khảo dễ dàng nhất.

II/ Yêu cầu chung

  • Trên đây là 8 mục cơ bản của một CV. Tuy nhiên, tùy từng yêu cầu cũng như đặc thù riêng của mỗi công việc mà bạn có thể linh hoạt trong bố cục CV của mình, tránh khuôn mẫu, gò bó.
  • Mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc là ba phần quan trọng nhất của một CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ chủ yếu vào đó để quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Bởi vậy, bạn nên đầu tư công sức để đạt được kết quả như mong muốn.
  • Nhìn chung, nội dung CV xin việc của bạn cần súc tích và mạch lạc. Bạn chỉ nên tập trung chủ yếu vào những thông tin quan trọng và cần thiết, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và đánh giá chính xác về bạn.
  • Hãy tự tin thể hiện bản thân và làm nổi bật những điểm mạnh của mình. Cơ hội là duy nhất nên bạn cần tận dụng nó!
  • Và bạn đừng quên tính trung thực của bản CV. Việc “tô vẽ” thêm cho CV của có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị phát hiện là đã nói dối?

Hy vọng những lưu ý trên sẽ là những hành trang hữu ích cho bạn khi làm nội dung CV xin việc! Chúc các bạn thành công!