Cần thay đổi quan điểm sinh viên thực tập

Thống kê hiện nay cả nước có đến hơn 500 trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra còn rất nhiều trường ngoài công lập tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ, tay nghề. Tuy nhiên, nền giáo dục còn nặng tính lý thuyết nên cánh cửa việc làm cho sinh viên ra trường còn quá hẹp.

Giải quyết bài toán việc làm

Theo báo cáo kết quả điều tra lao động vệc làm năm 2012 của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu việc làm. Lao động trẻ tuổi 15-24, chiếm tới 46,8% trong tổng số thất nghiệp. Ước tính cả nước có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng, trong số đó rất nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi nhưng lại bị doanh nghiệp từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp.

 

Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm (hình ảnh minh họa)

Tình trạng này đã cho thấy, mặc dù trường học mọc lên như nấm với hàng loạt ngành nghề nhưng chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa. Chương trình đào tạo lạc hậu từ nội dung đến phương pháp giảng dạy. Học nhưng không có thực hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dẫn đến thiếu sự đồng bộ giữa đào tạo và thực tế làm cho những gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Cử nhân tốt nghiệp ra trường phải lao đao cạnh tranh tìm việc, thậm chí chấp nhận làm trái ngành được đào tạo. Trong khi đó không ít doanh nghiệp lại đang khát nguồn lực lao động có tay nghề. Một số doanh nghiệp đầu tư “săn” nhân sự giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Số khác lại chịu khó đào tạo lại nhân viên mới vào làm. Sự khập khiễn trong đầu ra của nhà trường và đầu vào của doanh nghiệp khiến cho cuộc khủng hoảng thừa nhân lực có bằng cấp nhưng thiếu việc làm vẫn đang kéo dài. Để giải quyết điều này, thì khâu đào tạo trong nhà trường chính là nền tảng. Cần phải đổi mới chương trình và phương pháp để đào tạo ra những lao động vừa có kiến thức vừa có kỹ năng, để sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của công việc.

“Học việc” thay “thực tập”

Nhận thấy tình trạng sinh viên ra trường thiếu việc làm, nhưng doanh nghiệp khi tuyển dụng lại đòi hỏi có kinh nghiệm, Trường ĐH Đông Á đã nhanh chóng tìm một hướng đi mới. ĐH Đông Á là một trong ít trường đại học đầu tiên triển khai hệ thống giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Từng môn học chuyên ngành đều được lồng ghép các kỹ năng cơ bản cho sinh viên và xem chúng như một phần của nội dung môn học. Sinh viên phải hoàn thành các học phần kỹ năng và ít nhất 4 chuyên đề về kỹ năng làm việc (kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản thực hành, kỹ năng quản lý công việc) thì sẽ được cấp thêm “Chứng nhận kỹ năng” bên cạnh bằng tốt nghiệp.

Doanh nghiệp khi tuyển dụng lại đòi hỏi có kinh nghiệm (hình minh họa)

Đặc biệt hơn, ĐH Đông Á luôn chú trọng giai đoạn thực tập trước khi tốt nghiệp của sinh viên, xem đây là cơ hội để sinh viên có việc làm ngay khi ra trường. Thực tập được nhiều sinh viên coi như giai đoạn nước rút, và dùng thời gian này tìm kiếm thông tin cho đề tài của mình với hi vọng đoạt được điểm cao. Tuy nhiên ĐH Đông Á xác định rằng, thực tập là giai đoạn để sinh viên cọ xác thực tiễn, thể hiện những kỹ năng đã học tại trường nhằm phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy ĐH Đông Á đã thay đổi quan điểm sinh viên đến doanh nghiệp để “học việc” thay vì “thực tập” như nhiều trường đang thực hiện.

Theo đó, sinh viên học tập thực tế từ 4 - 6 tháng mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp, xem đây là cơ hội để giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm của các doanh nghiệp. Thay vì tuyển một lao động, các DN phải có thời gian thử việc ít nhất từ 1 - 3 tháng, Đại học Đông Á lấy quan điểm sinh viên trước khi tốt nghiệp được cử xuống doanh nghiệp học việc và tham gia công việc chuyên môn phù hợp với từng ngành đào tạo, mỗi ngày đóng góp cho doanh nghiệp 8h làm với thái độ cần mẫn, mong muốn được học tập các Anh Chị đi trước để tích lũy kinh nghiệm.

ĐH Đông Á đã thay đổi quan điểm sinh viên đến doanh nghiệp để “học việc” thay vì “thực tập”

Chính việc luôn coi mình như một nhân viên học việc, không ít sinh viên được doanh nghiệp đánh giá tốt và nhận vào làm chính thức. Sinh viên Đoàn Thị Tú Anh đang học việc tại Cty CP Du Lịch Hành Trình Xanh luôn tự xem mình đang ở vị trí một nhân viên thực thụ và chủ động trong công việc. Tú Anh chia sẻ “Học việc không đơn thuần là “ngồi xem” mà còn phải “thực hiện”. Mình hoàn toàn tự tin dẫn tours độc lập và xử lý những tình huống phát sinh, chỉ khi gặp những tình huống liên quan đến quản lý mình mới phải gọi điện xin ý kiến”. Chính vì vậy Đặng Ngọc Phụng - Giám đốc Cty CP Du Lịch Hành Trình Xanh đánh giá rất cao khả năng của Tú Anh và sẳn sàng tạo cơ hội việc làm nếu bạn có nhu cầu.

Lợi thế của ĐH Đông Á là có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và miền trung - tây nguyên. Nhà trường và doanh nghiệp đã có các ký kết hợp tác trong hỗ trợ thực hành, học viêc và việc làm cho sinh viên khi ra trường. Chính nhờ việc thống nhất trong chương trình giáo dục kỹ năng kết hợp kiến thức chuyên ngành và cho sinh viên học việc tại doanh nghiệp thay vì thực tập, ĐH Đông Á đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng việc làm cho sinh viên. Sinh viên theo học tại Đông Á đã có thể yên tâm về việc làm bền vững trong tương lai.

Minh Ly