SV Hường Thị Ly Na, Ngô Lê Phương Thảo - Lớp QT12B1.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. Chúng ta cần học kỹ năng mới, đồng thời bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sẵn có và tìm ra những cách thức mới và nhanh hơn để học những kỹ năng này.
E-LEARNING là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng những tiến bộ của phương tiện điện tử, internet đã truyền tải các kiến thức kỹ năng đến những người học là cá nhân, tổ chức ở bất kỳ nơi nào trên thế giới tại bất kỳ thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-LEARNING giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, công ty, gia đình, cá nhân. Hơn nữa việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, đại học mà là học suốt đời.
E-LEARNING đang là xu hướng chung của thế giới. Việc triển khai E-LEARNING trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưua giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới.
Ở nước ta, các trường phổ thông và đại học cũng đang có những hệ thống E-LEARNING giúp cho việc học của các học sinh và sinh viên có hiệu quả. Và không chỉ riêng các trường trong cả nước, thì trường đại học Đông Á cũng không nằm ngoài trong số các trường đó. Trường đại học Đông Á đã và đang xây dựng một hệ thống E-learning vững mạnh giúp cho việc học của sinh viên trong trường.
Nhưng không phải trường hợp nào E-LEARNING cũng được chú ý và sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập của sinh viên. Chính vì vậy, nhóm quyết định nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng E-LEARNING của sinh viên trường đại học Đông Á” nơi mà nhóm đang theo học.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Biết được tầm quan trọng của E-LEARNING trong quá trình học tập của sinh viên.
- Hiểu rõ những lợi ích của E-LEARNING mang lại cho sinh viên Đông Á khi sư dụng hệ thống E-LEARNING của trường.
- Xác định những nhân tố tác động đến ý định sử dụng E-LEARNING của sinh viên Đại học Đông Á. Từ đó, đưa ra những kiến nghị cho hệ thống E-LEARNING của trường nhằm thu hút sinh viên tham gia học tập trên E-LEARNING nhiều hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tập trung vào giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng E-learning của sinh viên đại học Đông Á. Ngoài ra, biết được thực trạng sử dụng E-learning của sinh viên đại học Đông Á.
- Phạm vi tiến hành chọn mẫu thái độ sử dụng E-LEARNING.
- Tất cả các sinh viên đang theo học tại trường.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp định tính.
- Phương pháp định lượng.
Nghiên cứu này sử dụng đồng thời hai phương pháp. Giai đoạn đầu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định mô hình, các nhân tố, các biến đo lường phù hợp cho nghiên cứu. Giai đoạn 2, sử dụng phương pháp khảo sát định lượng để tiếp cận nghiên cứu. Định hướng của nghiên cứu là xem xét việc sử dụng E-LEARNING của sinh viên Đông Á.
5. Bố cục đề tài.
Nghiên cứu này gồm 4 chương với nội dung chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
- Chương 4: Ý nghĩa và kết luận.