Digital Marketing là gì ? Công việc của Digital Marketing là gì? (Phần 1)

Digital Marketing là một khái niệm đang dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người, và đặc biệt là các bạn làm trong lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu được những bản chất quan trọng của khái niệm này, nên bài viết này sẽ đưa sẽ một số câu hỏi cũng như những lời khuyên hữu ích cho các bạn mới bước vào lĩnh vực Digital Marketing. Hơn thế nữa, một số công việc liên quan đến lĩnh vực này cũng sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

I. Những câu hỏi phổ biến liên quan đến lĩnh vực Digital Marketing.

1. Digital Marketing là gì ?

Không có một khái niệm nào được gọi là tốt nhất cho Digital Marketing, nhưng hai khái niệm dưới đây được nhiều người chấp nhận vì nó diễn tả tương đối sát với bản chất của Digital Marketing. 

"Digital Marketing có thể được xem là các hoạt động, thể chế và quy trình được hỗ trợ bởi các công nghệ kỹ thuật số để tạo, giao tiếp và phân phối giá trị cho khách hàng và các cổ đông khác"

(Hiệp hội Tiếp thị Mỹ)

"Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là "một quy trình thích ứng, công nghệ phù hợp với các khách hàng và đối tác để cùng nhau tạo, giao tiếp, giảm thiểu và duy trì giá trị cho tất cả các bên liên quan"

(Nabout, N., Skiera, B., Stepanchuk, T., & Gerstmeier, E. (2012)

Cả hai khái niệm trên đều nhấn mạnh tới 3 yếu tố quan trọng trong Digital Marketing: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng.

2. Digital Marketing bao gồm những thành phần nào ?

Digital Marketing bao gồm nhiều thành phần khác nhau và có xu hướng tăng lên theo sự phát triển vũ bão của công nghệ, nhưng trong khuôn khổ bài viết này sẽ đề cập tới 7 nền tảng phổ biến nhất tới thời điểm hiện nay bao gồm Website (nền tảng cốt lõi), , Social Media, Search (SEO và SEM), Quảng cáo online, Email Marketing, cuối cùng Moblie Marketing & Game nhằm thỏa mãn tối đa trải nghiệm khách hàng. 

Các nền tảng Digital Marketing phổ biến hiện nay 

3. Có những chiến lược digital marketing cơ bản nào ?

Chiến lược Digital Marketing có thể được chia thành nhiều chiến lược khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, nhưng chiến lược kéo và chiến lược đẩy là hai chiến lược phổ biến. Hai chiến lược kéo và đẩy vừa đối lập vừa bổ sung được cho nhau, trong đó.

Chiến lược kéo thường là chiến lược dài hạn và tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog…

Chiến lược đẩy thường là chiến lược ngắn hạn và tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ như quảng cáo bằng banner trên Internet, gửi hàng loạt tin nhắn, email...để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. 

Chiến lược đẩy và kéo trong Digital Marketing