gtag('config', 'UA-146424091-12'); Hành vi xanh và thực hành Quản trị nhân lực xanh: kinh nghiệm quốc tế

Hành vi xanh và thực hành Quản trị nhân lực xanh: kinh nghiệm quốc tế

Hành vi xanh của nhân viên (Employee Green Behavior), được định nghĩa là “các hoạt động và hành vi mà nhân viên thực hiện góp phần tăng sự bền vững của môi trường” (Ones & Dilchert, 2012; Sabokro & cộng sự, 2019). Hành vi xanh tạo nên nơi làm việc xanh.

Hành vi xanh có mối quan hệ mật thiết với và thực tiễn quản lý nguồn nhân lực xanh (Dumont và cộng sự, 2017). Nếu người lao động nhận thức được thực hành quản trị nguồn nhân lực xanh mang lại những lợi ích và hiệu quả thì họ có thể chủ động tham gia vào các hoạt động và kế hoạch môi trường của doanh nghiệp (Darvishmotevali & Altinay, 2022). Thông qua việc thúc đẩy hành vi xanh, các tổ chức có thể góp phần vào các nỗ lực bảo vệ môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

Nguồn: https://www.collidu.com/presentation-green-human-resource-management-hrm

Phân loại hành vi xanh được thực hiện trong nghiên cứu (Ones Dilchert, 2012; Francoeur và cộng sự 2021, Hannes Zacher, 2023). Mô hình năm nhóm hành vi xanh bao gồm: Chuyển đổi (1), Bảo tồn (2), Tránh tác hại (3), Gây ảnh hưởng đến người khác (4), Sáng kiến (5) được nhiều nghiên cứu kế thừa và phát triển. Tác giả đã đưa ra những hành vi cụ thể cho nhân viên thực hiện hành vi xanh và những ví dụ về hành vi xanh tại nơi làm việc.

Mô hình 5 nhóm hành vi xanh

Nhóm hành vi

Hành vi cụ thể

Ví dụ về hành vi xanh tại nơi làm việc

Chuyển đổi

(1)

- Lựa chọn có trách nhiệm

- Thay đổi cách thực hiện công việc

- Tạo các sản phẩm và quy trình bền vững

- Đổi mới cho phát triển bền vững

- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Tối ưu hóa các chương trình vận chuyển

- Thiết kế sản phẩm mới, phát triển quá trình sản xuất sản phẩm mới thân thiện môi trường

- Họp, tuyển dụng, đào tạo online.

Bảo tồn

(2)

- Giảm sử dụng

- Tái chế

- Tái sử dụng

- Tái chế lon, chai lọ, giấy

- Tái sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần, giấy.

Tránh tác hại (3)

- Tránh ô nhiễm

- Giám sát môi trường

- Tăng cường hệ sinh thái

- Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

- Giám sát rác thải từ hoạt động.

- Duy trì cây xanh/các khu vực tự nhiên xung quanh nơi làm việc.

Gây ảnh hưởng đến người khác (4)

- Đào tạo cho sự phát triển bền vững

- Khuyến khích và hỗ trợ người khá

- Mời giảng viên về giáo dục bền vững, chia sẻ các đề xuất về ô nhiễm nơi làm việc với các thành viên trong nhóm

- Khuyến khích người khác bảo vệ thiên nhiên.

Chủ động/sáng kiến

(5)

- Khởi xướng chương trình và chính sách về môi trường

- Vận động hành lang và hoạt động

- Đặt lợi ích môi trường lên hàng đầu

- Bắt đầu một chương trình môi trường mới, thực hiện sáng kiến hành động thân thiện với môi trường.

- Chiến dịch tuyên truyền, vận động hành lang và tranh luận cho vấn đề môi trường.

- Hạn chế sử dụng điều hòa, máy sưởi.

Nguồn: Tổng hợp từ Ones and Dilchert (2012a). Francoeur và cộng sự 2021, Hannes Zacher, 2023