Học bất cứ điều gì với kỹ thuật bốn bước của The Feynman

Kỹ thuật Feynman được ra đời vào năm 1993 theo cuốn tiểu sử của James Gleick về “Genius: Cuộc đời & Khoa học của Richard Feynman”

Trong cuốn sách, Gleick giải thích phương pháp về cách Feynman làm chủ được các kỳ thi của mình tại Đại học Princeton: “Ông mở cuốn sổ mới ra và viết vào tiêu đề –  CUỐN SỔ VỀNHỮNG ĐIỀU TÔI KHÔNG BIẾT. và ông bắt đầu sắp xếp, tổ chức các kiến thức của mình vào sổ. Ông làm việc trong nhiều tuần về một chủ đề- ông tháo vụn từng chủ đề của vật lý, mổ xẽ chúng ra, rồi đưa chúng trở lại với nhau, tìm kiếm tất cả các khiếm khuyết khác và sự không nhất quán. ông đã cố gắng để tìm thấy những vấn đề quan trọng, mấu chốt của từng đối tượng “.

Đây là phần đầu tiên của quá trình của mình, nhưng chúng ta hãy nhìn vào tất cả bốn bước theo kỹ thuật của ông như sau:

  1. Chọn một chủ đề bạn muốn hiểu và bắt đầu nghiên cứu nó. Viết xuống tất cả mọi thứ bạn biết về chủ đề trên một cuốn sổ, hay trang giấy, và thêm vào trang mỗi khi bạn học được điều gì mới.
  2. Giả vờ để dạy chủ đề của bạn ở một lớp học. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể giải thích chủ đề này trong điều kiện đơn giản.
  3. Quay trở lại những cuốn sách mà bạn gặp khó khăn. Các lỗ hổng kiến ​​thức của bạn sẽ trở được nhìn rõ ràng hơn. Xem lại các vấn đề xung quanh cho đến khi bạn có thể giải thích chủ đề hoàn toàn.
  4. Đơn giản hóa và sử dụng phép loại suy. Lặp lại quá trình này và tìm mọi cách để đơn giản hóa ngôn ngữ chủ đề và kết nối các sự kiện với nhau theo sự tương tự hay theo phép loại suy dần để giúp tăng cường sự hiểu biết của bạn.

Kỹ thuật Feynman thì vô cùng  hoàn hảo cho việc học, nghiên cứu và phát triển một ý tưởng mới, là phương pháp hay kỹ năng cũng cố kiến thức, để học điều mới một cách nhanh nhất, và giúp trí nhớ của bạn về một chủ đề xuyên suốt và thấu đáo hơn.