Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển sẽ kéo theo nhu cầu đi du lịch để thư giãn, nạp lại năng lượng ngày càng tăng. Cũng có không ít gia đình có điều kiện kinh tế thường chọn phương án đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu giao thoa văn hóa khắp nơi cả trong và ngoài nước…
Nhưng không phải ai cũng biết giao tiếp khi đi du lịch, vì ở mỗi nước, mỗi vùng miền đều có những văn hóa, tập tục riêng mà đòi hỏi bạn cần phải giao tiếp mới thích ứng được với vùng miền mới đặc biệt là khi bạn đi du lịch nước ngoài. Giao tiếp tốt không chỉ đem lại hình ảnh đẹp, ấn tượng tốt cho người Việt đi du lịch nước ngoài mà là chính bạn, người dân địa phương sẽ có thiện cảm hơn với bạn, sẽ mỉm cười, yêu quý và giúp đỡ bạn.
Sau đây là một số kỹ năng giao tiếp khi đi du lịch mà bạn nên tham khảo
Tôn trọng văn hóa địa phương
Ở mỗi vùng miền, dân tộc, quốc gia đều có những nét văn hóa riêng, có những tục lệ và điều kiêng kỵ riêng. Trước khi bạn đến một vùng miền mới, bạn cần tìm hiểu văn hóa của dân bản địa hay đất nước bạn sẽ đến, tham quan trải nghiệm văn hóa phải hết sức lưu ý những tục lệ của họ.
Bạn không nên nói quá to nơi đông người hay chỉ trỏ những nơi bạn thấy thích thú. Hãy quan sát và lắng nghe dân địa phương để hiểu hơn về tục lệ, có như vậy bạn mới thích ứng được với môi trường mới.
Ý thức nơi công cộng
Đến bất cứ nơi đâu, để thể hiện là một người văn minh lịch sự thì bất cứ ai cũng phải tôn trọng những quy tắc chung của xã hội. Đặc biệt khi với vai trò là một người đi du lịch đến khám phá những nơi xa xôi, tiếp xúc với nền văn hóa khác, giao lưu với những con người xa lạ thì ý thức công cộng phải được đặt lên cao.
Từ những chuyện nhỏ như giữ trật tự nơi công cộng, không ăn mặc một cách thái quá. Bạn nên ăn chậm rãi, nói chuyện nhẹ nhàng, tránh phát ra tiếng động to hay nói chuyện ồn ào trong quán ăn hay nơi công cộng.
Văn hóa giao tiếp
Mỗi quốc gia mỗi địa phương có những quy tắc giao tiếp khác nhau mà bạn cần chú ý. Để thực sự vui vẻ khi đi du lịch thì bạn nên tránh những cách ứng xử không phù hợp và để hòa đồng hơn người dân địa phương. Ở tất cả mọi nơi, người dân địa phương luôn đề cao lời “chào”, “cảm ơn” và “xin lỗi”. Khi gặp dân địa phương bạn hãy cười thật tươi và nói lời chào thân thiện.
Lời chào mang lại cho người khác cảm nhận được sự tôn trọng và yêu thương. Hay những việc giúp đỡ tuy nhỏ bé của người dân địa phương nhưng khi bạn nói lời cảm ơn đã thể hiện được sự thiện chí. Hoặc khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận, mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp. Có như vậy bạn mới hòa nhập nhanh và khám phá được nhiều điều thú vị từ dân địa phương.
Cách cúi chào của người Nhật Bản.
Ví dụ như ở nước Nhật Bản luôn đề cao các nguyên tắc giao tiếp, khi chào hỏi họ thường cúi người nhưng không cúi thấp quá, khi đưa đồ vật họ thường đưa bằng cả hai tay. Còn với người Thái Lan, khi chào hỏi và cảm ơn, họ thường chắp hai tay và cúi đầu.
Nếu bạn đi du lịch mà bạn nhớ được cách chào và cám ơn của nơi đó thì đã chiếm khá nhiều thiện cảm của người dân địa phương rồi. Và đừng quên nở một nụ cười thật tươi và chân thành khi chào nhé.
Ở bất cứ đâu, bạn muốn được người dân địa phương niềm nở và chào đón thì trước hết bạn phải thể hiện mình là người có văn hóa, cách giao tiếp đúng mực và lịch sự trong lời ăn tiếng nói. Chính cách giao tiếp phản ánh trình độ, con người và cách sống của bạn đối với mọi người xung quanh.
Ý thức bảo vệ môi trường
Bên cạnh văn hóa ứng xử của bạn như giao tiếp với dân địa phương thì bạn cũng phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường nơi bạn đến. Đặc biệt khi bạn đặt chân đến những di tích lịch sử lâu đời, bạn càng không được hành động vô ý thức ví dụ như vứt rác bừa bãi hay hái hoa bẻ cành, điều đó sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan và làm tổn hại tài nguyên du lịch.
Hãy thể hiện mình là người sạch sẽ, biết bảo vệ môi trường, có như vậy dân địa phương mới yêu quý và sẵn sàng giao tiếp với bạn khi bạn cần.
Xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người dân địa phương
Để xây dựng hình ảnh đẹp, trước tiên bạn cần văn minh thân thiện, sẵn lòng nói chuyện cởi mở với người dân địa phương, còn phong cách ăn mặc thì nên gọn gàng thanh lịch. Đó là cách giúp bạn xây dựng được một hình ảnh cá nhân hoàn hảo. Khi đã hoàn hảo trong phong cách thì việc bạn giao tiếp với người dân địa phương sẽ tự tin hơn, dễ dàng hơn và bạn sẽ được chào đón ở bất cứ nơi đâu.
Ví dụ như khi bạn đi tham quan các lễ hội chùa ở địa phương, bạn tuyệt đối không được ăn mặc suồng sã, nên có thái độ thành kính trước cửa chùa…
Giao tiếp khi đi du lịch là kỹ năng ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Giao tiếp giữa con người với con người vẫn là vấn đề quan trọng nhất khi bạn đặt chân đến vùng miền mới. Bạn cần xây dựng hình ảnh thân thiện, văn minh, lịch sự khi đi du lịch dù là trong hay ngoài nước thì bạn sẽ luôn được người dân địa phương chào đón nồng hậu.