Lộ Trình & Phương Pháp Học Tiếng Anh Giao Tiếp Cho Người Mất Gốc

Lộ Trình & Phương Pháp Học Tiếng Anh Giao Tiếp Cho Người Mất Gốc

1. Tập làm quen với tiếng Anh mỗi ngày

Khi mới bắt đầu học tiếng Anh, sự hứng thú là yếu tố quan trọng để duy trì việc học. Nếu mới bắt đầu mà bạn đã cố gắng học ngữ pháp hay nhồi nhét thật nhiều từ vựng sẽ rất dễ chán nản và cảm thấy quá sức. Vì vậy, hãy xem và nghe những chủ đề bạn thích trước và nhất định phải duy trì hàng ngày. Nghe nhạc Âu Mỹ, xem phim tiếng Anh, hay xem các chương trình truyền hình thú vị mà bạn thích, nhưng lưu ý hãy xem những kênh có phụ đề tiếng Việt vì nghe những gì mình hiểu thì ngôn ngữ sẽ thấm nhanh hơn.

Khi bạn tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ giảm dần sự xa lạ với nó, từ đó sẽ tạo nên sự thích nghi và dễ tiếp thu hơn khi học.

Một số bộ phim vừa mang tính giải trí vừa phù hợp cho người mới bắt đầu: Friends, Extra, How I met your mother?, The Big Bang Theory, Titanic, Coco, Frozen… Bạn nên xem trên website Phim Learning hoặc Netflix vì hai kênh này có phụ đề song ngữ Anh - Việt giúp việc học thuận tiện hơn.

Gợi ý một số Gameshow có phụ đề tiếng Việt trên Youtube như: Masterchef, Masterchef kids, Little Big shots… Hoặc bạn có thể tự tìm cho mình những kênh khác liên quan đến chủ đề yêu thích của mình như làm đẹp, sức khỏe, tập thể dục, thời trang, du lịch khám phá, thám hiểm, hay theo dõi những blogger nói về cuộc sống hàng ngày của họ.

Bạn có thể lựa chọn nhiều kênh khác nhau như học tiếng Anh trên Youtube, các  ứng dụng học tiếng Anh hay nghe Podcast.

hoc tieng anh

2. Phát âm

Phát âm - một yếu tố vô cùng quan trọng để thông thạo bất kỳ ngoại ngữ nào. Nếu phát âm sai, bạn sẽ không nghe ra được điều người khác nói và tất nhiên họ cũng không hiểu được bạn đang nói gì. Tuy nhiên, không vội chạy theo ngữ điệu hay cố gắng bắt chước giống hệt người bản xứ. Tiếng Anh có rất nhiều kiểu như: tiếng Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - Thái, Anh - Ấn Độ… và tất nhiên cũng có tiếng Anh - Việt. Giọng không phải là vấn đề lớn mà cách bạn phát âm tiếng Anh đúng mới là điều quan trọng.

Giai đoạn đầu này, bạn cần học để nhận biết được sự khác biệt giữa âm tiếng Việt và tiếng Anh,  đọc chuẩn 44 âm trong tiếng Anh, lưu ý tra cách đọc từ mới trên từ điển hoặc google, tuyệt đối không tự đoán phát âm vì đây là do khiến nhiều luôn kém tiếng Anh. Phát âm sẽ được trau dồi và luyện tập thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh của bạn.

3. Từ vựng

Người mới bắt đầu nên học từ vựng như thế nào? Bạn nên bắt đầu với những từ vựng cơ bản và thông dụng và gần gũi với đời sống nhất. Bạn không nên học đi học lại một từ vựng riêng lẻ mà nên học bao quát hơn về cách viết, cách phát âm, nghĩa, loại từ, ví dụ, cụm liên quan, từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Học theo 7 yếu tố này sẽ giúp tạo ra sự logic kết nối các dây thần kinh trong não bộ giúp nhớ từ vựng lâu hơn rất nhiều.

Hãy học 1000 Từ Vựng Tiếng Anh Cơ Bản trên app Từ Vựng Tiếng AnhVới 1000 từ này, bạn sẽ hiểu 87.8% các vốn từ sử dụng trong giao tiếp. App có đầy đủ về cách phát phát âm, nghĩa, ví dụ, game luyện từ vựng và tính năng nhắc nhở ôn tập lại giúp bạn học một cách hiệu quả và ghi nhớ lâu nhất. Hãy đặt mục tiêu và mỗi ngày 5-10 từ và ôn lại thường xuyên cho đến khi nó trở thành từ của bạn.

4. Ngữ pháp

Các bạn thường cảm thấy chán khi học ngữ pháp, nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận tầm quan trọng của nó. Nếu chúng ta có lượng từ vựng rất nhiều nhưng lại không biết cách liên kết chúng lại với nhau thì việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn hơn.

Nhưng trong giai đoạn đầu chúng ta có nên học hết tất cả các chủ điểm ngữ pháp trong tiếng Anh không? Câu trả lời là không. Bạn chỉ cần tập trung vào các điểm ngữ pháp thường sử dụng nhất như sau:

  • 5 thì trong tiếng Anh: thì hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn và tương lai đơn. Trong tiếng Anh có 12 thì, nhưng khi giao tiếp chúng ta chỉ dụng 5 thì cơ bản ở trên mà thôi. Vì vậy, hãy tập trung học và sử dụng thành thạo 5 thì trên và khả năng giao tiếp của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
  • Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ và trạng từ, mạo từ, giới từ và liên từ.
  • Cấu trúc câu: Câu điều kiện (loại 0, 1, 2 và 3), câu bị động, câu so sánh (so sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh nhất) và mệnh đề quan hệ (mệnh đề quan hệ Who, Whom, Which, Where, That).

Bạn không nhất thiết phải học ngữ pháp hàng ngày, chỉ cần 1 tuần dành ra 5 tiếng để học một chủ điểm ngữ pháp mới là là tốt rồi. Và trong quá trình luyện nghe, nói, đọc, viết hàng ngày, bạn tranh thủ áp dụng ngữ pháp đã học vào đó thì tin chắc bạn sẽ sử dụng thành thạo sớm thôi. 

5. Luyện tổng hợp 4 kỹ năng

Nếu bạn thường xuyên luyện tập đều đặn tiếng Anh mỗi ngày với tất cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và thật sự hiểu trong khoảng 500 - 600 giờ, bạn sẽ thành thạo và có thể sử dụng tiếng Anh trong những tình huống hàng ngày.

4 ky nang trong tieng anh

Các bước để luyện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết:

Trước tiên, bạn hãy chọn một bộ phim, một gameshow, talkshow hay audio nào đó mà bạn thích rồi lấy một đoạn khoảng 2 - 3 phút, sau đó thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Nghe

Bạn hãy nghe đoạn nói một lần để hiểu cơ bản về nội dung và làm quen với giọng nói trước. Nếu bạn vẫn chưa hiểu nội dung, hãy bật vietsub lên để xem nghĩa.

  • Bước 2: Vừa nghe vừa viết

Tiếp theo hãy nghe từng đoạn nhỏ và bấm tạm dừng để viết lại, sau đó mở nghe và viết tiếp, cứ làm như vậy cho đến hết đoạn. Nếu hết đoạn nói mà vẫn chưa viết xong, hãy mở nghe và viết lại cho đến khi bạn thấy ổn. Cuối cùng là mở engsub lên và kiểm tra chính tả.

  • Bước 3: Đọc và nói

Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết, đặt mình vào vị trí của người nói và diễn tả lại theo cách họ nói. Bạn có thể vừa nói vừa ghi âm lại giọng của mình để nghe lại xem có sai phát âm hay trọng âm chỗ nào hay không, từ đó sửa lại cho đúng.

Lưu ý trong quá trình luyện, bạn cần thực sự hiểu nội dung của video hay audio đó. Nếu chỉ tập nghe - nói - đọc - viết mà không hiểu nghĩa, kết quả đạt được chỉ như một tờ giấy trắng.

 Bạn muốn tìm hiểu thêm về các tips học tiếng Anh, hãy xem các bài viết khác của Khoa Quản Trị nhé!