Năm 1984, một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ rất tâm huyết về quan hệ lao động, bao gồm Kochan, McKensie và Cappeli đã viết một tác phẩm được đánh giá là đột phá trong lĩnh vực này. Đó là "Sự lựa chọn chiến lược và lý thuyết về quan hệ chủ thợ" (Strategie choice and industrial relations theory). Các tác giả đã xem xét lại mô hình hệ thống cổ điển của Dunlop và cho rằng trong 26 năm qua, đã có nhiều thay đổi diễn ra trong lĩnh vực này mà lý thuyết thì không thể giải thích được. Mô hình truyền thống quá tập trung vào quá trình thương lượng tập thể mà không để tâm tới các chiến lược về quan hệ lao động - một loại hình chiến lược quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo Kochan, có ba chiến lược về quan hệ lao động mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn sau khi đã phân tích cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong: Duy trì tình trạng có công đoàn; Để công đoàn tồn tại nhưng hạn chế ảnh hưởng và quyền lực; Coi công đoàn là một yếu tố tích cực cho hoạt động của Doanh nghiệp.
Mỗi chiến lược được chọn sẽ có các chính sách tương ứng (bảng 1) trong thực tế có một nghịch lý thú vị là ở những nơi có các chiến lược khác hẳn nhau (hoặc là không hợp tác với công đoàn, hoặc là coi công đoàn là đối tác tin cậy) thì những chính sách tiến bộ về quản trị nguồn nhân lực, cổ súy mối quan hệ hợp tác giữa ban lãnh đạo và nhân viên, lại đều phát huy tác dụng.

Sơ đồ: Mô hình lựa chọn Chiến lược của Kochan và Cộng sự
Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Tiệp đăng trên báo Lao động – Việc làm trang 36 - Nghiên cứu Kinh tế số 369 - tháng 2/2009
Bảng 1. Chiến lược về quan hệ lao động và các chính sách tương ứng
Chiến lược
|
Chính sách tương ứng
|
Chấp nhận công đoàn và coi đó là đối tác tin cậy
|
- Chuẩn bị thường xuyên va chu đáo cho các cuộc thương lượng.
- Thương lượng tập thể theo định kỳ.
- Cùng theo dõi va giám sát việc thực hiện thỏa ước tập thể.
- Thành lập ủy ban hỗn hợp bao gồm đại diện của cả hai bên.
- Duy trì bầu không khi hợp tác để cùng tìm kiếm giải pháp khi có vấn đề.
|
Làm suy yếu công đoàn
|
- Tấn công trực diện làm giảm sút uy tin của công đòan.
- Thay đổi công nghệ và sử dụng gia công bên ngoài.
- Đóng cửa các nhà máy nơi công đòan hoạt động thành công.
- Xây dựng các nhà máy ở vùng phong trao công đòan yếu.
|
Duy trì tình trạng không cần công đoàn
|
- Thường xuyên điều tra thăm dò ý kiến của nhân viên.
- Thiết lập hệ thống giao tiếp nội bộ thật hiệu quả.
- Trả lương theo trình độ và năng lực.
- Ap dụng các cơ chế khuyến khich tham gia quản lý doanh nghiệp (nhóm chất lượng, nhóm bán tự quản...).
|