Nguồn học liệu mở (Phần 1)

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngoài việc học tại trường, tại lớp thì người học có thể cập nhật thêm kiến thức thông qua các nguồn tri thức mở được chia sẻ miễn phí trên mang. Học liệu mở (Open Course Ware) là các tài liệu học tập có chất lượng, được số hóa trong các chương trình học chính thức, người học có thể truy cập mở tại những khóa học miễn phí trên mạng. Sáng kiến này  tạo cơ hội cho những người không có điều kiện (hạn chế về không gian, thời gian, tài chính) tham gia hoạt động học tập. Trong đại dịch Covid-19 này nó lại càng là nguồn tư liệu quý giá cho người học, trong nội dung bài viết này các nguồn học liệu mở cho người học sẽ được chia sẻ theo 2 phần (Thế giới và Việt Nam) để người học có thể chủ động hơn trong việc học. 

I. Website học liệu mở thế giới

1. MIT Open Course Ware:  (http://ocw.mit.edu/)

Trang web cung cấp hơn 2500 courses (nội dung giảng dạy) do Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ (MIT Massachusetts Institute of Technology) tài trợ miễn phí. Nguồn học liệu bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để người dùng tin có thể tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu của mình.

2. OpenLearn: (http://www.open.edu/openlearn/)

Trang web này cung cấp các khóa học có thể tải về được về rất nhiều thể loại khác nhau như thanh thiếu niên và trẻ em, ngôn ngữ, kinh doanh, kỹ thuật, v.v... Khi người học muốn học họ có thể xem các đánh giá của khoá học bởi cộng đồng  để giúp họ trong việc quyết định chọn những khóa học gì để học.

3. iTune-University (iTunes-U): Link: https://www.apple.com/education

iTunes-U cung cấp các bài giảng cấp đại học nội dung đa phương tiện được cung cấp bởi các trường đại học ở Mỹ, Anh, Úc, Canada, Ireland, và New Zealand.

4. OCW của trường ĐH bang Utah, Hoa Kỳ: Link: http://ocw.usu.edu

5. OCW của ĐH Tuft, Hoa Kỳ: Link: http://ocw.tufts.edu

6. Oxford Internet Institute - Webcasts của Đại học Oxford:Link: http://www.oii.ox.ac.uk/webcasts/

7. Open Yale courses của Đại học Yale: Link: http://oyc.yale.edu/

8. Project Gutenberg: Link: http://www.gutenberg.org/

Nguồn tài liệu điện tử miễn phí, với hơn 36.000 sách điện tử đọc trên máy tính và các thiết bị cầm tay như iPad, Sony Reader, iPhone.

9. OCW của nhóm các trường ĐH hàng đầu của Nhật Bản (Japan OCW Alliance): Link: http://www.jocw.jp

10. OCW của nhóm các trường ĐH hàng đầu của Trung Quốc (CORE): Link: http://www.core.org.cn/en/

11. Open Educational Resources: Link: https://archive.org/details/education

Đây là dự án Internet Archive: liệt kê danh sách các website cho phép download bài giảng chủ yếu từ Mỹ và Trung Quốc.

12. eScholarship Edition: Link: http://publishing.cdlib.org/ucpressebooks/

Đây là bộ sưu tập toàn văn của Thư viện Đại học California

13. Một số nguồn lực thông tin mở của Ngân hàng Thế giới (The World Bank):