Những điều bạn cần biết khi trở thành sinh viên chuyên ngành Quản Trị

Sinh viên ngành Quản trị được học về các nguyên tắc trong kinh doanh đồng thời nâng cao kỹ năng lãnh đạo, có một số chương trình học phức tạp cho phép sinh viên theo đuổi nhiều công việc khác nhau. Người học ngành quản trị có thể làm các công việc như: quản trị nguồn nhân lực, phân tích nghiên cứu thị trường, kế toán hay CEO,...

1. Ngành Quản trị Kinh doanh được định nghĩa như thế nào?

Sinh viên sẽ học về các cơ chế kinh doanh thông qua các lớp học cơ bản như: tài chính, kế toán, marketing, và đi sâu hơn vào các chủ đề chuyên môn. Sinh viên sẽ tìm nhiều cách để giải quyết vấn đề như: sử dụng dữ liệu, phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý. Ngành Quản trị cũng nghiên cứu về các khía cạnh đạo đức khi quyết định kinh doanh.

Quản trị kinh doanh là gì?

Nhiều trường Đại học chỉ đào tạo duy nhất ngành Quản trị Kinh doanh hoặc Quản lý Kinh doanh. Sinh viên ngành Quản trị sẽ đạt được tấm bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị hoặc bằng cử nhân Khoa học Quản trị. Các môn học sẽ tập trung nhiều hơn vào giao tiếp, lý thuyết quản lý và doanh nghiệp.

Trước khi quyết định một chọn chuyên ngành, sinh viên nên nghiên cứu về các lựa chọn để tìm ra được ngành phù hợp nhất cho mục tiêu của mình.

2. Các môn học phổ biến trong ngành Quản trị Kinh doanh

Các môn học về ngành Quản trị đều bắt đầu với các lớp đại cương. Bao gồm: kinh tế, thống kê, kế toán, marketing, quản lý và tổ chức, giao tiếp kinh doanh và doanh nghiệp. Sau đó sinh viên sẽ tập trung nhiều hơn vào các môn phù hợp với mong muốn, hoặc sẽ chọn một chuyên ngành.

Sinh viên có thể tham gia các lớp nâng cao về hoạt động quản lý, lý thuyết quản lý và thực hành, hành vi tổ chức, kinh doanh giải trí hoặc đầu tư vào các dự án mới.  Có thể bao gồm: hệ thống thông tin và công nghệ, kinh doanh quốc tế, lãnh đạo và quản lý, luật, tài chính, sức khỏe và khoa học đời sống, chiến lược kinh doanh, và bất động sản. Nhiều chương trình cho phép sinh viên Quản trị theo đuổi song bằng trong các lĩnh vực như: quan hệ quốc tế, khoa học máy tính, khoa học thần kinh hay triết học.

3. Làm thế nào để biết được ngành này có phù hợp với bản thân

Sinh viên ngành Quản trị nên có niềm yêu thích với các con số để vượt trội trong các môn học cơ bản chẳng hạn như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, giải tích và kế toán. Chuyên ngành này cũng cần kỹ năng lãnh đạo, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Các chương trình Quản trị kinh doanh có thể tập trung vào các tình huống trong thế giới thực hoặc yêu cầu sinh viên lập kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm mới. Nhiều chương trình khuyến khích sinh viên phát triển sự hiểu biết của mình về các nguyên tắc kinh doanh và quản lý bằng cách theo đuổi các khóa thực tập. Sinh viên cũng nên chuẩn bị để tham gia vào các dự án dịch vụ, câu lạc bộ hoặc các cơ hội kết nối khác.

Quản trị kinh doanh có phù hợp với mình?

4. Tôi có thể làm gì với ngành Quản trị Kinh doanh?

 

Ngành Quản trị Kinh doanh có một loạt các con đường nghề nghiệp. Sinh viên có thể có các lựa chọn công việc như: kế toán, tài chính, quản lý nguồn nhân lực, marketing, quan hệ công chúng, tư vấn và công nghệ. Sinh viên vừa mới tốt nghiệp có thể làm các công việc như nhà phân tích tài chính, chuyên gia về các vấn đề quy định, môi giới bất động sản, quản lý bán hàng và phân  tích nghiên cứu thị trường.

Sinh viên cũng có thể theo đuổi các chương trình học cao hơn về ngành Quản trị. Thêm vào đó là có được chứng nhận quản lý hoặc chứng chỉ chuyên môn quản lý.

Học ngành quản trị kinh doanh có thể làm gì ?

Quản trị kinh doanh là không chỉ là môn ngành học, mà còn là một lĩnh vực khá phức tạp. Để có thể theo đuổi ngành học này, sinh viên cần phải có kiến thức về kinh tế vi mô, vĩ mô,... kết hợp với các kỹ năng khác như: marketing, nhân sự và thường xuyên nắm bắt thông tin trong một thế giới luôn thay đổi.