Phương pháp giảng dạy tích cực "Trò chơi học tập"

“Trò chơi học tập” là sự lựa chọn của rất nhiều thầy cô trước áp lực thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài giảng. Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa giáo viên và sinh viên.

Hiện tại, đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ. Nó đã được khởi động rất nhiều năm trước đây, từ cấp mầm non đến cấp đại học và sau đại học. Mục tiêu của những cải cách đó là nhằm làm cho chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội từ đó đạt được hiệu quả kinh tế. Phong cách giảng giải, thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đó đã không còn phù hợp với nhiều ngành học, môn học khác nhau. Sự bùng nổ của internet, kéo theo sự chia sẻ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy nắm giữ không còn là độc tôn. Thực tế đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo cần phải không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để từ đó có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải kiến thức đến sinh viên một cách hiệu quả nhất. “Trò chơi học tập” là sự lựa chọn của rất nhiều thầy cô trước áp lực thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài giảng. Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa giáo viên và sinh viên. Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dễ hiểu. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài “Phương pháp giảng dạy tích cực- trò chơi học tập” để báo cáo trước hội đồng khoa học ngày hôm nay.

Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ TỰ KHÁM PHÁ. Vì vậy, nếu người thầy tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ và thay đổi của sinh viên sẽ được kích thích và thúc đẩy. Trò chơi không những giúp sinh viên gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý của sinh viên đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích sinh viên tiếp thu bài một cách tự nhiên, không gượng ép và khô cứng. Từ đó, nó thúc đẩy sinh viên hành động, áp dụng bài học vào thực tiễn.

* Một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp có sự tham gia trong “trò chơi học tập

Sau thời gian nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả cao đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của sinh viên, do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, không duy trì thường xuyên đối với mỗi giờ giảng lên lớp, điều này rất quan trọng trong xác định tâm thế để thực hiện nội dụng một giờ giảng theo phương pháp này.

Thứ hai, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho sinh viên. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các buổi dạy tiếp theo. Khi sinh viên có cảm tình với giáo viên, họ sẽ hợp tác tích cực với giáo viên - Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên – Sinh viên không còn cơ chế phòng vệ.

Thứ ba, phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi sẽ phản tác dụng. Sinh viên không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ sinh hoạt, thậm chí có khi họ bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để sinh viên hồi tưởng lại sinh hoạt đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan với đề tài, mục tiêu giảng dạy. Nếu dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ!

Thư tư, trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của sinh viên, phù hợp với nội dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi sinh viên. Cùng một loại trò chơi, có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số sinh viên, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế và còn tùy giới tính. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ có sinh viên chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa họ vào cuộc. Với những sinh viên cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó, giáo viên có thể giúp họ sự tự tin và tăng động cơ học tập.

Thứ năm, trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện, nhờ đó mà sinh viên dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung giảng dạy của buổi học đó thì càng tuyệt vời để làm đầu đề dẫn họ nhập vào đề tài. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho học viên mất phương hướng, càng đơn giản càng tốt.

Trên đây là một số trao đổi về hình thức “trò chơi học tập”, tôi nhận thấy, phương pháp sử dụng “trò chơi học tập” đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nó tạo ra một bầu không khí mới mẻ, sôi động, thân thiện, bình đẳng giữa giáo viên và sinh viên - Sinh viên vừa học vừa hành, vừa chơi vừa nhận thức vấn đề. Giáo viên là người hướng dẫn tích cực.

Sau đây tôi xin trình bày trước hội đồng một trò chơi được tôi sử dụng giảng dạy bài thực hành đàm phán cá nhân và đàm phán tập thể trong môn học đàm phán trong kinh doanh mà tôi phụ trách giảng dạy.

KỊCH BẢN CỦA BUỔI GIẢNG

1. Mục tiêu: sinh viên nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của đàm phán cá nhân và đàm phán tập thể, những nguyên tắc để đàm phán tập thể thành công.

2. Thời gian: 30 phút

Kết quả (Learning Outcomes/ Key Points) Hoạt động học tập (Learning Activities) Nguồn lực (Resources) Thời gian (Time)

Đàm phán cá nhân

  • Thuận lợi
  • Bất lợi

Vòng 1:

  • Sinh viên phân thành người mua và người bán
Thẻ trò chơi


8 phút

  • Sinh viên sẽ nhận thẻ tương ứng với vai trò của mình và thực hiện nhiệm vụ ghi trên thẻ.

a. Ví dụ: thẻ người bán sẽ ghi sinh viên lỗ nếu bán thấp hơn 6$, như vậy, sinh viên sẽ tìm kiếm các giao dịch càng cao hơn 6$ càng tốt. Tuy nhiên, sinh viên cũng có thể chấp nhận giao dịch dưới 6$ nếu thấy thuận tiện. Lời hay lỗ sẽ là mức chênh lệch giữa giá giao dịch và tiền ghi trên thẻ.

b. Sau mỗi giao dịch thành công, sinh viên sẽ gặp giáo viên để đổi lại thẻ, ghi nhận giao dịch của mình và tiếp tục thực hiện giao dịch mới.

c. Mục tiêu: lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

4 phút
  • Thảo luận

a. Hỏi sinh viên nào nhiều lời nhất?- bao nhiêu giao dich?

b. Sinh viên nào thực hiện nhiều giao dịch nhất? bao nhiêu lời?

c. Sinh viên nào lỗ nhiều nhất? Lý do

d. Sinh viên nào chưa thực hiện giao dịch nào cả? Lý do?

3 phút
  • Giáo viên tổng kết vòng 1
 

Đàm phán tập thể

  • Thuận lợi
  • Bất lợi
  • Nguyên tắc đàm phán tập thể
Vòng 2

Thẻ trò chơi

 

Phấn, bảng

 

Power Point

 

  • Sinh viên đàm phán mua bán theo nhóm, mỗi nhóm có 3 người ngẫu nhiên, sinh viên thực hiện giao dịch, luật và mục tiêu vẫn như vòng 1
8 phút
  • Thảo luận:

a. Hỏi nhóm nào nhiều lời nhất?- bao nhiêu giao dich?

b. Nhóm nào thực hiện nhiều giao dịch nhất? bao nhiêu lời?

c. Nhóm nào lỗ nhiều nhất? Lý do

d. Nhóm nào chưa thực hiện giao dịch nào cả? Lý do?

e. Hỏi sinh viên khi nãy lời nhiều nhất ở nhóm nào, nhóm đó kinh doanh như thế nào, tại sao khi mua bán một mình, lại rất thành công, khi làm việc chung với nhóm lại không đạt được thành tích đó?

4 phút
  • Giáo viên tổng kết vòng 2

a. Rút ra những khó khăn và hạn chế khi đàm phán với nhóm, những khác nhau giữa đàm phán nhóm và đàm phán cá nhân

b. Nguyên tắc trong thương lượng tập thể

2 phút
Tổng kết cuối buổi Giáo viên tổng kết Power Point 1 phút

BÀI GIẢNG

ĐÀM PHÁN GIỮA TẬP THỂ VỚI CÁ NHÂN

Một số người thích một mình đàm phán, trái lại một số lại chỉ muốn đàm phán theo tập thể. Trước khi quyết định, bạn nên xem xét những thuận lợi và bất lợi của cả hai lựa chọn này.

1. Đàm phán cá nhân

Đàm phán giữa cá nhân có những thuận lợi sau:

  • Khi mỗi bên đàm phán chỉ có một người, rất dễ có thể thiết lập được mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng. Cả hai đều muốn cùng đạt được mục đích.
  • Quyết định dễ hơn và nhanh hơn vì không cần phải hỏi ý kiến của người khác.
  • Cả hai đều không phải băn khoăn người khác sẽ nghĩ gì về kết quả đàm phán.
  • Hai bên không cần phải đặt câu hỏi cho thành viên kém nhất trong nhóm đối tác, hoặc không xảy ra sự bất đồng giữa các thành viên trong nhóm.
  • Quá trình diễn ra không tốn kém, vì chỉ cần đến thời gian của một người, mà thời gian là tiền bạc.

Còn bất lợi của đàm phán cá nhân là gì? Khi hành động một mình, người đó sẽ trở lên dễ bị cảm giác chi phối và đưa ra quyết định không hài lòng nhất. Đồng thời, một người không đủ khả năng giải quyết vấn đề đang được đàm phán như khi đàm phán tập thể, có thể sử dụng kiến thức của tất cả các thành viên trong đội.

2. Đàm phán tập thể

Nhiều lúc chúng ta buộc phải chọn hình thức đàm phán tập thể. Các thuận lợi là:

  • Có nhiều người càng có nhiều khả năng giải quyết vấn đề. Tất nhiên chỉ trong trường hợp mọi thành viên trong nhóm thực sự giúp ích được cho quá trình đàm phán.
  • Nhìn chung, khi có nhiều người để tìm để tìm các biện pháp giải quyết nhằm đạt được kết quả thắng-thắng thì cơ hội thành công càng nhiều hơn.
  • Số đông tạo ra sức mạnh. Tập hợp thành một nhóm thống nhất sẽ tạo ra được sức mạnh đáng kể
  • Mục tiêu không còn là của cá nhân

Đàm phán đến một nhóm hoặc theo nhóm cũng có bất lợi. Khi có nhiều người, có thể xảy ra các trường hợp một thành viên trong nhóm trở thành vật cản thay vì giúp ích, hoặc mục đích của cá nhân đó không hợp nhất với của cả nhóm. Nếu trong nhóm có nhiều mục đích khác nhau, đối tác sẽ thấy được sự chia rẽ đó và sẽ lợi dụng điều đó.

Nguyên tắc trong thương lượng tập thể

Nếu bạn quyết định tiến hành thương lượng theo hình thức tập thể, những nguyên tắc sau sẽ giúp ích cho bạn:

  • Xác định chuyên môn cần thiết để hỗ trợ vị thế của bạn.
  • Tìm người có đủ chuyên môn cần thiết; có kiến thức, giao tiếp tự tin và biết làm việc theo nhóm.
  • Gặp gỡ mọi người trong nhóm trước cuộc thương lượng để thống nhất về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật.
  • Đảm bảo các thành viên trong nhóm được sử dụng hết khả năng trong cuộc thương lượng.
  • Bầu ra người đứng đầu.
  • Chọn một người chuyên ghi chép chính xác các thông tin từ cuộc họp vạch kế hoạch đến khi tiến hành thương lượng.
  • Chỉ định rõ nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên.

Thực hành! Nhờ một số người khác đóng làm bên đối tác và thực hành trước. Một cuộc thương lượng thử càng giống thật càng giúp các thành viên trong nhóm tự tin hơn.