Để có thể rèn luyện trí não tốt giúp bạn có thể nhớ lâu, tư duy sáng tạo và logic thì những kỹ năng bên dưới đây sẽ là những kỹ năng cơ bản mà bạn cần có giúp phát triển khả năng rèn luyện khả năng tập trung, trí nhớ, tư duy …
Hiểu rõ nội dung vấn đề
Trước tiên muốn nhớ vấn đề nào đó thì bạn cần phải hiểu nó. Chỉ có phương pháp hiểu vấn đề mới có thể giúp bạn có tư duy lập luận tốt để hình dung được tổng quan vấn đề cần ghi nhớ và nó sẽ giúp bạn nhớ vấn đề đó lâu hơn. Đừng có gắng nhồi nhét kiến thức như nhồi nhét bài văn, bài sử … Vì giờ bạn có thể nhớ nhưng chẳng ai dám đảm bảo ngày mai bạn còn nhớ hay đã quên.
Ôn tập để củng cố lại trí nhớ
Khi đã nhớ được một vấn đề theo cách hiểu của bạn, thì bạn dường như đã thành công 80% trên con đường rèn luyện trí nhớ tốt. Tuy nhiên cơ chế hoạt động bộ não là có xu hướng đẩy thông tin không cần thiết vào vùng nhớ tạm của bộ não. Nếu bạn không ôn tập củng cố lại kiến thức thì có thể thông tin bạn có được sẽ mất đi vĩnh viễn. Vì thế nếu nó quan trọng thì bạn phải luôn nhắc lại củng cố kiến thức để bộ não nhận biết đó là thông tin quan trọng và đưa vào vùng lưu trữ lâu dài hơn.
Trau dồi thêm kiến thức mới
Việc dừng lại nhớ một kiến thức nhất định không hề khó. Tuy nhiên bạn sẽ chẳng thu thập cho mình khả năng tư duy sáng tạo để rèn luyện trí nhớ tốt hơn. Giống như việc học tập trong nhà trường chỉ giúp bạn hiểu những vấn đề cơ bản nhất, bạn không phải chỉ việc nhớ nó là xong. Cái quan trọng là nhớ và áp dụng vào thực tế đi làm việc sau này và phát triển khả năng tư duy để có được trí nhớ tốt hơn và nhớ những vấn đề phức tạp hơn.
Tự tin lạc quan và thoải mái khi rèn luyện trí nhớ
Một yếu tố nữa để rèn luyện trí nhớ tốt nữa là bạn phải tự tin mình có khả năng làm đươc, và hãy coi việc nhớ kiến thức là thú vui sở thích chứ không phải là một nhiệm vụ. Vì chỉ có như vậy khả năng rèn luyện trí nhớ của bạn mới được cải thiện và tốt hơn. Việc giữ trong lòng tâm trạng căng thẳng, không thoải mái chỉ làm cho bạn thêm nản chí mà thôi. Vì thế trước khi muốn rèn luyện khả năng nhớ lâu của mình thì vứt cái không liên quan qua một bên.
Muốn nhớ lâu cần phải ghi chú
Khi muốn nhớ một cái gì đó bạn cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để ghi chú và một chiếc bút để ghi điều quan trọng vào sổ ghi chú. Với cuốn sổ đó sẽ ghi nội dung chính bạn cần nhớ và nên ghi theo dạng Mindmap sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nội dung cần nhớ. Khi bạn ghi chép, bạn đã nhớ một lần nữa. Với phương pháp học tập này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nhớ bằng cách vận dụng sự liên tưởng
Hãy thử giúp bộ não của bạn sẽ nhớ tốt hơn bằng cách tích cực liên tưởng khi rèn luyện trí nhớ. Hãy liên tưởng tới cái gì gần gũi nhất và dễ nhớ nhất để có thể nhớ được những cái khó nhớ hơn.
Bạn hãy nhớ rằng liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì bạn ghi nhớ càng tốt. Càng lặp lại nhiều lần, ấn tượng càng sâu sắc giúp hình thành phản xạ tự nhiên. Liên tưởng thời gian càng gần càng dễ nhớ.
Rèn luyện trí nhớ bằng cách thực hành nhiều
Có khi nào bạn tự hỏi tại sao bạn biết đi xe đạp và khi đi thì nhảy lên và đi chứ chẳng cần suy nghĩ không? Chính là việc đạp xe quá quen thuộc với bạn và đi nó như một phản xạ tự nhiên của bộ não. Ngoài ra trong giờ học luôn có những giờ thực hành, thí nghiệm… Như học hóa học, vật lí, bạn hãy tự tay mình làm mô phỏng thí nghiệm. Học địa lí, sinh vật bạn hãy tự tay vẽ biểu đồ, vẽ hình giải phẫu. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần bạn tích cực và độc lập bạn sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh.
Tóm lại
Đó là những vấn đề cơ bản có thể giúp bạn có được phương pháp rèn luyện trí nhớcho mình tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu cho mình những kỹ năng học tập tốt tại chuyên mục học tập của blog Góc Kỹ Năng.