Mô hình Wong và cộng sự (2013) nhấn mạnh vai trò Quản trị nhân lực tác động tới hiệu suất đổi mới, hiệu suất môi trường và hiệu suất của tổ chức. Tiếp đến, kết hợp với quản trị nhân lực xanh sẽ nâng cao những cải tiến bền vững, mang lại lợi ích lâu dài cho hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Quản trị nhân lực tác động tới hiệu suất đổi mới, hiệu suất môi trường và hiệu suất của tổ chức
Một số thuật ngữ:
- Innovation performance (IP) = Hiệu suất đổi mới
- Environmental performance (EP) = Hiệu suất môi trường,
- Organizational performance (OP) = Hiệu suất của tổ chức,
- Human Resource Management (HRM) = Quản trị nhân lực
- Green Human Resource Management (GHRM) = Quản trị nhân lực xanh

● Hiệu suất đổi mới (IP)
Đổi mới là quá trình bao gồm việc tạo ra, áp dụng và thực hiện các ý tưởng hoặc thực tiễn mới trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đổi mới được hình thành từ ba quan điểm khác nhau: i) đổi mới kỹ thuật và hành chính, ii) đổi mới sản phẩm và quy trình, và iii) đổi mới căn bản và gia tăng.
● Hiệu suất môi trường (EP)
Trong các tổ chức kinh doanh, sáng kiến quản lý môi trường sẽ tạo ra hiệu suất môi trường, một trong những chỉ số hoạt động thiết yếu bên cạnh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ triển khai các chiến lược để xây dựng sức mạnh được tổng hợp từ các nguồn lực của mình nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.
EP là một chỉ số về mức độ thành công mà một doanh nghiệp tham gia vào việc thực hiện các chương trình môi trường với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của quy trình sản xuất, sản phẩm và chất thải lên môi trường tự nhiên.
● HRM và IP
HRM hỗ trợ các tổ chức đổi mới bằng cách thu hút, phát triển và quản lý nhân tài trong tổ chức một cách hiệu quả. Khi các doanh nghiệp sản xuất mở rộng hoạt động đổi mới, họ cần những nhân viên sáng tạo và đổi mới với đặc điểm linh hoạt và chấp nhận rủi ro. Quan điểm hàm ý rằng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài.
Ngoài ra, đào tạo về HRM có liên quan trực tiếp nhất đến đổi mới sản phẩm, quy trình và hành chính. Do tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhân sự, điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả đổi mới vượt trội. Điều này dẫn tới mức độ thực hành HRM cao hơn sẽ dẫn đến mức độ hiệu suất đổi mới cao hơn (P1).
● HRM và EP
Mối quan hệ tích cực giữa HRM và hiệu suất tổ chức (EP) đã được nghiên cứu trước đây. Đến nay kết hợp với hoạt động quản trị nhân lực xanh được phân loại rõ ràng để quản lý môi trường, chẳng hạn như: tuyển dụng xanh; quản lý hiệu suất và đánh giá hiệu suất xanh; đào tạo và phát triển xanh; quan hệ lao động và thưởng xanh. Đó chính là mức độ thực hành Quản trị nhân lực xanh (GHRM) cao hơn sẽ dẫn đến mức hiệu quả hoạt động môi trường cao hơn (P2).
Kết luận, xét về mặt thực tiễn, mô hình này mang lại những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất. Việc tích hợp GHRM với đổi mới và quản lý môi trường sẽ mang lại kết quả tốt cho hiệu suất tổ chức của doanh nghiệp. Giúp nâng cao tính bền vững của doanh nghiệp với sự cải tiến liên tục bằng cách đáp ứng tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như áp lực từ chính phủ và xã hội.
Tác giả: NCS. Trịnh Đình Hậu