Starbucks: Năng lực lõi là hương vị cà phê độc đáo hay giao hàng?
Cửa hàng Starbucks đầu tiên được mở ở Seattle, Washington vào ngày 30.3.1971 với sự hợp tác của 3 thành viên: giáo viên tiếng Anh Jerry Baldwin, giáo viên lịch sử Zev Siegl, và nhà văn Gordon Bowker. Từ khi thành lập cho đến nay Starbucks đã không ngừng gia tăng số lượng các cửa hiệu cà phê ở nhiều nơi trên thế giới, 17.800 quán ở 49 quốc gia (Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản,…).
Thế nhưng cũng đã có lúc đang trên đà tăng trưởng mạnh, Starbucks lại quyết định sử dụng Internet như một kênh phân phối nhằm đạt được sự tăng trưởng nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, công ty nhanh chóng nhận ra rằng nó đang thiếu các năng lực cần thiết để phân phối sản phẩm qua mạng một cách thành công, và rằng hương vị cà phê độc đáo của nó mới chính là lợi thế cạnh tranh chứ không phải là giao hàng. Về hương vị cà phên Starbucks, có thể mượn lời một Việt kiều Mỹ viết trên báo Lao Đồng như sau: “Cà phê Starbucks là trung bình cộng của cà phê phin cái nồi ngồi trên cái cốc của ta (Việt Nam) và hương vị nước lèo bèo dạt mây trôi của cà phê được xay bằng máy Folgers của Mỹ”.
Với nhận thức này, Starbucks đã giảm bớt số nhà cung cấp nguyên liệu từ 65 xuống còn 25 và thực hiện các hợp đồng dài hạn với những người trồng cà phê nhân. Công ty cũng quyết định đặt các máy bán cà phê espresso ở các cửa hàng có quá đông khách hàng. Các máy này giúp giảm chi phí cho Starbucks trong khi cung cấp các dịch vụ đã hoàn thiện cho khách hàng để họ có thể nhanh chóng rời khỏi hàng chờ. Sử dụng chuỗi cung cấp và khả năng phục vụ theo các cách thức đó cho phép Starbucks tăng cường lợi thế cạnh tranh về cà phê độc đáo với khách hàng đã tín nhiệm công ty.
Người thực hiện: Phạm Thị Tâm