Tân sinh viên và 02 hiểu lầm tai hại khi bước chân vào giảng đường đại học
Là tân sinh viên, các bạn có thể đã hiểu lầm 2 vấn đề dưới đây khi bước vào bậc đại học mà các bạn nên chú ý khi chuẩn bị hành trang cho 4-5 năm đại học.
Học giỏi...điểm cao là tốt
Trong bất kỳ lớp nào cũng sẽ có những nhân vật trúng tuyển vào trường với điểm đầu vào khá “cao” so với mặt bằng chung, thường những người này sẽ được đại đa số các bạn còn lại nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ vì họ thật giỏi. Điểm cao chứng tỏ họ có một vốn kiến thức tương đối đáng nể về môn học đó, nói cách khác là “mọt sách”. Mà “mọt sách” thì thường chỉ giỏi sách vở, lý thuyết còn “kĩ năng mềm” không được tốt, điều đó sẽ dẫn đến kiến thức “cứng” thì rất “thừa”, nhưng “kĩ năng mềm” lại không được trang bị “đủ”, không thể vận dụng được những lý thuyết được học vào thực tế đạt hiệu quả cao.
Viết dài thì sẽ có kết quả tốt
Sinh viên khi làm bài luận, bài thi thường quan điểm viết càng dài càng tốt thì khả năng đạt điểm cao càng cao. Nhiều sinh viên cố gắng học thuộc lòng càng nhiều càng tốt để khi vào phòng thi có tư liệu để chém cho kín ít nhất 6,7 mặt giấy. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, điểm cao không phải năm ở vấn đề viết ngắn hay viết dài mà hơn nhau ở khối lượng kiến thức tổng hợp mà bạn trình bày trong bài thi. Bạn thử đặt địa vị bạn vào vai trò người chấm, nếu đọc hơn một trang đầu mà chẳng hiểu được nội dung mà sinh viên viết là gì hoặc quá lan man thì điểm cao ở mô ra.