Nằm trong định hướng chung của Nhà trường, Thạc sĩ Ngô Thị Sa Ly, Phó Khoa Quản trị đã mời doanh nghiệp về trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong học phần Đàm phán trong kinh doanh nhằm giúp các sinh viên khóa 2017 - 2021 có cơ hội tiếp cận gần hơn với những tính huống đàm phán thực tế.
Với mục đích đa dạng chủ đề cũng như cách tiếp cận, Thạc sĩ Ngô Thị Sa Ly đã mời Thạc sĩ Hồ Sơn Tùng - Quản lý kinh doanh cấp cao Cltadnes Feart Hoi An và Thạc sĩ Nguyễn Cao Hùng - Luật sư, Đấu giá viên, Tổng giám đốc Kim Trong Hung Group tham gia vào buổi trao đổi chia sẻ với nhiều ví dụ minh họa hấp dẫn từ thực tế làm việc của hai diễn giả liên quan tới việc đàm phán. Trong đó, 2 diễn giả đã tập trung vào các vấn đề sau:
I. Thương lượng lương trong phỏng vấn.
“Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này”?
Bạn đã chuẩn bị những gì để có thể đàm phán lương được như mức bạn mong muốn và bạn bắt đầu đặt vấn đề với nhà tuyển dụng như thế nào?
1. Các căn cứ để xác định mức lương mong muốn và thuyết phục nhà tuyển dụng.
- Dựa trên sự tự tin về năng lực bản thân và khả năng mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
- Thu nhập cần thiết để trang trải cho mức sống hiện tại của bạn.
- Mức lương bình quân của ngành cho vị trí tuyển dụng thông qua các báo cáo.
- Mức lương công ty cũ của bạn áp dụng cho vị trí tương đương.
2. Các bước để đàm phán lương với nhà tuyển dụng
- Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về những yêu cầu các thách thức để đảm nhiệm tốt công việc ứng tuyển.
- Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về khoản lương áp dụng cho vị trí này.
- Đưa ra những gợi ý mức lương kèm theo các căn cứ để bạn đề xuất mức lương đó.
- Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách trao cho họ những sự tán dương và nguyện vọng của bản thân.
- Nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng
3. Tình huống đàm phám trong kinh doanh.
- Đưa ra các lập luận đàm phán của mình để công ty mình được quyền cắt phân chia quả cam, sao cho lợi ích bạn mang về cho công ty của mình là nhiều nhất.
II. Các kỹ năng trong đàm phám hợp đồng.
1. Yếu tố cần để đàm phán thành công.
- Sự tự tin
- Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt.
- Yếu tố Win – Win (trong thương lượng)
- Văn bản có giá trị hơn lời nói (trong đàm phán)
- Để khách hàng có được cảm giác họ là người quyết định (trong thuyết phục)
- Vận dụng các kỹ thuật: 5Q, 3F, Break it down (trong thuyết phục)
2. Kỹ năng mềm
- Hình thức/ ngoại hình
- Ngôn ngữ giao tiếp
- Thái độ đàm phán
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng ghi chép thông tin
- Kỹ năng trình bày vấn đề và đưa ra kết luận
Ngoài những kiến thức trên, các khách mời chia sẻ rất nhiều các ví dụ thực tế trong suốt buổi học. Sau khi kết thúc buổi học, các sinh viên năm cuối đã được trang bị thêm nhiều kiến thức hay, thiết thực, bổ sung thêm vào hành trang chuẩn bị tốt nghiệp trong năm học này nhằm giúp sinh viên có những buổi đàm phán thành công với nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.