Xếp hạng Webometrics thế giới: Đại học Đông Á trong top 100 cơ sở giáo dục đại học xuất sắc Việt Nam

Trong kỳ xếp hạng tháng 7/2021, Trường Đại học Đông Á xếp ở vị trí số 73 Việt Nam, tăng 16 bậc so với lần xếp hạng tháng 01/2021. Với tiêu chí về độ Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency), Trường Đại học Đông Á với 6132 điểm, xếp thứ 49 trong tổng số 180 Trường Đại học ở Việt Nam.

Bảng xếp hạng Webometrics được công bố vào năm 2004 và được cập nhật định kỳ mỗi năm hai lần vào tháng 1 và tháng 7 sau một tháng hoàn tất thu thập dữ liệu.

Mục tiêu của Webometrics là “khuyến khích và thúc đẩy việc đăng tải thông tin trên mạng internet”. Mục đích chính là hỗ trợ các sáng kiến Tiếp cận Mở (Open Access initiatives) nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các thông tin về nghiên cứu khoa học và tài liệu học thuật xuất bản dưới dạng điện tử. Do đó bảng xếp hạng không đánh giá các yếu tố về thiết kế trang web hay số lượng truy cập. Như vậy, kết quả xếp hạng của Webometrics chỉ hướng đến đánh giá về nội dung và mức độ hiện diện ở môi trường mạng internet của các trường đại học thông qua trang web.

Phương pháp đánh giá

Nhằm đạt được một đánh giá khách quan và khoa học, ban điều hành của Webometrics đã áp dụng phương pháp phân tích định lượng, “sự mở rộng áp dụng phương pháp “đo lường trang web”, hay chính xác hơn là đo lường chỉ số tác động của trang web (WIF, từ viết tắt của cụm từ Web Impact Factor)”

Các chỉ số được sử dụng là:

  •  Kích thước (S). Số lượng trang được truy hồi từ bốn công cụ tìm kiếm là Google, Yahoo, Live Search và Exalead.
  • Mức độ hiện diện (V). Tổng số các đường dẫn ngoại biên đến một trang web (inlinks) được truy hồi từ công cụ tìm kiếm Yahoo Search.
  • Số lượng tập tin giàu (rich files) (R). Tổng số các tập tin liên quan đến các hoạt động học thuật công bố dưới các định dạng Adobe Acrobat (.pdf), Adobe PostScript (.ps), Microsoft Word (.doc) và Microsoft Powerpoint (.ppt).
  • Tính chất học thuật (Sc). Tổng số các thư tịch học thuật và các trích dẫn đối với các tên miền mang tính học thuật được truy xuất bằng công cụ tìm kiếm Google Scholar.

Trong đó, kết quả đánh giá các chỉ số nêu trên được kết hợp theo công thức:

- Mức độ Ảnh hưởng hay Hiện hữu (Impact or Visibility) (50%): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường, thể hiện độ ảnh hưởng của nội dung web của cơ sở giáo dục. Dữ liệu được lấy từ Ahref và Majestic.

- Mức độ Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency) (10%): Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar. Chỉ số này ghi nhận mức độ lan tỏa về học thuật của trường đại học.

- Mức độ Xuất sắc (Excellence) (40%): Số lượng bài báo do đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học của trường đăng trên các tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong Top 10% thuộc danh mục Scopus.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp thu thập và phân tích số liệu của Webometrics, xin tham khảo tài liệu từ trang http://www.webometrics.info/about_rank.html. Thông qua công thức này, có thể thấy được tỉ lệ khá chênh lệch giữa các chỉ số, minh họa rõ ràng cho yêu cầu rất cao đối với mức độ hiển thị của trang web trong môi trường mạng, theo đúng tiêu chí của Webometrics là hỗ trợ và thúc đẩy tiếp cận với các nguồn tài liệu khoa học và nghiên cứu.

Trong kỳ xếp hạng tháng 7/2021, Trường Đại học Đông Á xếp ở vị trí số 73 Việt Nam, tăng 16 bậc so với lần xếp hạng tháng 01/2021. Với tiêu chí về độ Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency), Trường Đại học Đông Á với 6132 điểm, xếp thứ 49 trong tổng số 180 Trường Đại học ở Việt Nam. Sự gia tăng vượt bậc của tiêu chí Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency) – từ xếp hạng 89 ở tháng 01/2021 lên hạng 49 ở tháng 7/2021 – đã cho thấy sự gia tăng độ mở học thuật của Trường Đại học Đông Á không chỉ đối với cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế mà còn đang tác động mạnh tới toàn xã hội. 

Độ mở học thuật

Các đề xuất

Nhằm hỗ trợ các trường đại học điều chỉnh và phát triển trang web phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá của bảng xếp hạng Webometrics, tổ chức này đã đưa ra mười đề xuất sau:

  1. Đặt tên địa chỉ trang web: mỗi tổ chức cần lựa chọn một tên miền cá biệt được áp dụng cho tất cả các trang web của tổ chức, nên sử dụng tên viết tắt và các chi tiết mô tả. Cần tránh thay đổi tên miền để duy trì hoạt động ổn định của tên miền. Đối với các tổ chức không đủ khả năng có máy chủ riêng, có thể lựa chọn và sử dụng các dịch vụ máy chủ đáng tin cậy.
  2. Xây dựng nội dung: cần thúc đẩy sự tham gia hợp tác đóng góp từ cộng đồng học thuật của tổ chức (giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên, v.v…). Ngoài ra, các tổ chức có thể tận dụng nguồn thông tin bên ngoài liên quan đến các hội nghị, hội thảo, xuất bản phẩm của các tổ chức khoa học, đặc biệt là báo điện tử. Đặc biệt, là một bộ phận thành viên của trường, các thư viện có thể tham gia xây dựng các kho học liệu, luận văn, báo cáo.
  3. Điều chỉnh định dạng thông tin: tài liệu từ các nguồn thông tin quan trọng nên được chuyển sang định dạng phù hợp để đăng tải tại các trang web.
  4. Liên kết của trang web: trang web là một tập hợp các liên kết đến các trang. Nếu không được thiết kế hợp lý, nội dung trang web có thể không được biết đến hoặc không thể tìm thấy. Điều này sẽ gây ra sự kém hiệu quả trong liên kết cả trong lẫn ngoài phạm vi trang web.
  5. Ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh: nhằm thu hút người đọc trên phạm vi toàn cầu nên xây dựng trang web với phần ngôn ngữ tiếng Anh, không chỉ đối với các trang web chính mà còn các phần chọn lọc, đặc biệt là phần các tài liệu khoa học.
  6. Các tập tin giàu (rich files) và tập tin đa phương tiện: mặc dù HTML là định dạng tiêu chuẩn của các trang web, trong một số trường hợp, nên sử dụng các định dạng khác như .pdf hoặc .doc để giúp phổ biến các tài liệu một cách hiệu quả hơn. Tuy PostScript rất phổ biến trong một sô lĩnh vực như vật lý, xây dựng, toán, v.v… định dạng này không tiện lợi cho người sử dụng và do đó nên được thay thế bằng định dạng .pdf.
  7. Thiết kết công cụ tìm kiếm thân thiện với người sử dụng: cần tránh các thiết kế trang web sử dụng Flash, Java hoặc JavaScript do các trình ứng dụng này có thể cản trở việc tìm kiếm của các robot. Điều này cũng xảy ra với các thư mục sâu hoặc các liên kết phức tạp. Đôi khi các công cụ tìm kiếm không thể phát hiện ra các cơ sở dữ liệu và trang động, do đó nên sử dụng các thư mục chỉ mục và trang tĩnh.
  8. Mức độ phổ biến và số liệu thống kê: nên xây dựng cơ sở dữ liệu về người truy cập trang web, đặc biệt các chi tiết về thông tin cá nhân và mục đích truy cập. Thông thường, các hệ thống thống kê chỉ ghi nhận các dữ liệu về nhân khẩu và địa lý, tuy nhiên, cần thu thập thêm thông tin về trang web mà người truy cập xuất phát hoặc các cụm từ tìm kiếm nếu người truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm. Nên tham khảo thêm Google Analytics.
  9.  Lưu trữ dữ liệu và nội dung của trang web: lưu trữ dữ liệu và các tài liệu cũ của một trang web nên được chỉ định như là công việc bắt buộc, dự phòng trường hợp cần có dữ liệu cũ khi thiết kế lại hoặc cập nhật trang web.
  10. Các chuẩn “làm giàu” trang web: sử dụng các nhan đề có ý nghĩa và Meta Tag có tính chất mô tả cao có thể giúp cải thiện mức độ hiện diện của trang web. Các chuẩn như Dublin Core nên được sử dụng để bổ sung thông tin về tác giả, từ khóa và các dữ liệu khác của trang web.

         Nghiên cứu và ứng dụng các đề xuất này vào việc cải thiện hoặc xây dựng trang web sẽ giúp giải quyết những bất lợi mà trang web các trường đại học Việt Nam đang phải đối mặt. Ví dụ: hệ thống hóa tên miền và bổ sung bản tiếng Anh của trang web có thể giúp giảm rào cản ngôn ngữ vốn dẫn đến mức độ hiện diện không cao, một trong những “những sai lệch mang tính hệ thống trong kết quả xếp hạng của Webometrics”. Tương tự, việc xây dựng kho học liệu chất lượng cao, được bổ sung bản mô tả rút gọn hoặc bản toàn văn tiếng nước ngoài sẽ giúp nâng cao chất lượng và thu hút truy cập; làm tăng chỉ số “Số lượng tập tin giàu” và “Tính chất học thuật”. Đặc biệt, đây cần được xem là cơ hội và thách thức đối với lực lượng chuyên gia thông tin-thư viện trong việc tham gia tích cực hơn vào cộng đồng trường đại học.