Quản trị kinh doanh (Đại học liên thông)

1.   Mục tiêu đào tạo

Kinh tế - Xã hội Quản trị doanh nghiệp Khởi sự kinh doanh và marketing
  • Biết tìm hiểu thông tin và phân tích ảnh hưởng của hoạt động kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới lên sự phát triển của ngành và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Vận dụng tốt các kỹ năng cơ bản của quản trị bao gồm xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và đánh giá kết quả, áp dụng cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp: Sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing.
  • Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành và quy mô: mức độ cạnh tranh, tiềm năng phát triển, mức độ rủi ro.
  • Phát hiện, phân tích và tìm giải pháp và có sáng kiến cho các vấn đề nảy sinh trong tác nghiệp kinh doanh: bán hàng, chiêu thị, quản lý khách hàng, vận hành, sản xuất, nhân sự.
  • Kỹ năng lãnh đạo nhóm và làm việc hiệu quả: phân công nhiệm vụ, giám sát, khích lệ, giải quyết xung đột.
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể.
  • Có kỹ năng lãnh đạo, đàm phán, giải quyết xung đột và đạo đức trong kinh doanh để trở thành nhà quản trị.
  • Thực hiện tốt các bước khởi sự doanh nghiệp: xác định ý tưởng, thử nghiệm sản phẩm, đánh giá cơ hội kinh doanh.
  • Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh: soạn thảo kế hoạch, thẩm định, gọi vốn đầu tư, thủ tục thành lập, phát triển cơ sơ kinh doanh.
  • Khả năng tổ chức điều hành các bộ phận như: bán lẻ, quan hệ khách hàng, truyền thông cổ động, quảng cáo

2.   Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Nghề nghiệp sau khi ra trường Nghề nghiệp phát triển sau 3 năm
  • Chuyên viên tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý cấp trung của doanh nghiệp...
  • Người khởi sự kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc xây dựng hệ thống.
  • Quản lý cấp trung, điều hành các bộ phận như marketing, kết toán tài chính, sản xuất, nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp và tổ chức.
  • Chủ cơ sở kinh doanh qui mô vừa và nhỏ.
  • Tư vấn phát triển doanh nghiệp.

3.   Định hướng nâng cao trình độ sau khi ra trường

Nâng cao kỹ năng Nâng cao trình độ
  • Tiếp tục phát triển và nâng cao những kỹ năng đã hình thành ở bậc đại học.
  • Tiếp tục phát triển và nâng cao kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá của nhà quản trị.
  • Tiếp tục phát triển và nâng cao kỹ năng thống kê, phân tích, đánh giá số liệu, đưa ra các giải pháp dựa trên số liệu và các phép phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể.
  • Phát triển và nâng cao những kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực được phân công công tác để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Tiếp tục phát tiển và nâng cao kỹ năng lãnh đạo, đàm phán, giải quyết xung đột và đạo đức trong kinh doanh để trở thành nhà quản trị cấp trung và cao.
  • Từ nền tảng của bậc đại học, người học có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần chuyên ngành đã học, để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

4.   Kết quả đầu ra về nghề nghiệp theo module nghề nghiệp

Các nghề chính, phụ Mã học phần Học phần Yêu cầu
Quản trị căn bản BA33029 Kế toán quản trị
  • Hiểu biết những kiến thức cơ bản của quản trị và kinh tế
Khởi sự kinh doanh và marketing BB33184 Quản trị quan hệ khách hàng
  • Hiểu biết về khởi sự kinh doanh, và marketing
BB33197 Quản trị vận hành
Quản trị nâng cao BB33080 Quản trị kinh doanh quốc tế
  • Hiểu biết về quản trị nâng cao bao gồm các bốn chức năng của doanh nghiệp marketing, sản xuất – vận hành, nguồn nhân lực, tài chính và kế toán.
  • Trang bị những kỹ năng quản trị nâng cao như lãnh đạo, đàm phán và giải quyết xung đột, ra quyết định
BB33076 Quản trị chuỗi cung ứng
BB33075 Quản trị chiến lược
BB33196 Hành vi tổ chức
BB33086 Quản trị rủi ro (tự chọn)
BB33198 Các mô hình ra quyết định (tự chọn)
BB33199 Lãnh đạo (tự chọn)
BB33200 Đàm phán và giải quyết xung đột (tự chọn)
BB33201 Thương mại điện tử (tự chọn)
BB33202 Đạo đức kinh doanh (tự chọn)