HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG CÓ THỂ LÀM GÌ?

Quản trị văn phòng là ngành chuyên đào tạo nghiệp vụ liên quan đến các lĩnh vực triển khai tổ chức thực hiện hoạt động tổng hợp của cơ quan – tổ chức, sắp xếp lưu trữ hồ sơ, thống kê tài chính, nhân sự, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng, doanh nghiệp hay tổ chức. Một quản trị viên văn phòng cũng có vai trò quan trọng khi phải đảm bảo tất cả chức năng quản trị văn phòng được phối hợp để đạt mức năng suất cao nhất. Nhu cầu nhân lực của ngành Quản trị văn phòng vì thế dần tăng cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Có nên học ngành Quản trị văn phòng? 

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp, công ty đã thúc đẩy mạnh mẽ công việc văn phòng, công sở tại Việt Nam hiện nay. Văn phòng là khu vực và bộ phận kết nối trong tất cả cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, nơi cho ra đời các quyết định quản lý; là trụ sở liên lạc và giao dịch chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan, đối tác bên ngoài; là nơi thu thập và xử lý thông tin; tổ chức và theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quyết định quản lý đã được ban hành. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều cần tuyển dụng những người được đào tạo về quản trị văn phòng, đảm bảo tất cả chức năng quản trị văn phòng được phối hợp để đạt mức năng suất cao nhất.

Ngoài ra, tất cả cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; doanh nghiệp, cơ quan, công ty,… đều có bộ phận văn phòng và cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng để duy trì và triển khai hoạt động. Để cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực về quản trị văn phòng, số lượng sinh viên được đào tạo mỗi năm có thể cần đến hàng ngàn người. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ngành Quản trị văn phòng hiện tại ra trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cơ hội việc làm vì thế sẽ mở rộng và tăng cao trong thời gian tới.

Học ngành Quản trị Văn phòng ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng có thể làm việc ở các vị trí như: 

- Chuyên viên văn phòng, nhân viên văn thư – lưu trữ;

- Thư ký tổng hợp, nhân viên lễ tân;

- Trợ lý hành chính;

- Trợ lý các cấp lãnh đạo, quản lý.

- Quản trị viên hành chính văn phòng;

- Cán bộ phụ trách, quản lý và điều hành các hoạt động văn phòng;

- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành liên quan Quản trị văn phòng. 

Với nhiều vị trí việc làm của ngành Quản trị văn phòng, sinh viên ra trường có thể làm việc tại: 

- Văn phòng các cơ quan Nhà nước: Văn phòng Bộ, Hội đồng nhân dân, Văn phòng Sở, Ban ngành, Văn phòng cơ quan Đảng, Đoàn và Hiệp hội,… tổ chức và doanh nghiệp;

- Trợ lý cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý; 

- Các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế; 

- Các sở nghiên cứu, sở đào tạo và quản trị văn phòng ở các trường đại học, cao đẳng.

Với những thế mạnh như trên, ngành Quản trị văn phòng xứng đáng là ngành hot hit hiện nay cho các bạn trẻ lựa chọn cho mình một ngành nghề vững vàng trong tương lai.