Có thể bạn chưa hiểu tại sao cử nhân ngành quản trị kinh doanh luôn được các doanh nghiệp, nhiều công ty chào đón, cũng không phải tự nhiên một điều rằng các chuyên ngành liên quan lại được giảng dạy rộng khắp tại các trường đại học.
Có quá nhiều ngành công nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ cho nhu cầu đời sống của xã hội, và hiển nhiên sẽ kéo theo nhu cầu lao động, cơ hội việc làm tăng cao. Đứng trước “ngưỡng cửa” của việc lựa chọn ngành nghề ấy, lưỡng lự và chưa thể chắc chắn công việc mong muốn trong tương lai. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi ảnh hưởng và tăng thêm sự tự tin khi đưa ra quyết định cho chính mình.
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, sự phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh bằng quá trình tu duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh quốc tếm thương mại, quản trị truyền thông, marketing,…
2. Mục tiêu đào tạo
- Cung cấp kiến thức, nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình
- Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, lập kế hoạch và phát triển toàn diện các kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh…
3. Quản trị kinh doanh học những gì?
Theo học Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình
Ngành QTKD trường Đại học Đông Á theo đổi hướng QTKD tiệm cận với marketing truyền thông hiện đại sẽ giúp cho cơ hội việc làm được mở rộng hơn cho người học. Chương trình đào tạo ngành được bố trí theo 3 modul nghề: (1) Sale – Marketing căn bản, (2) Sale – Markeitng nâng cao, (3) Quản trị Sale – Marketing. Vì thế, sinh viên được trải qua 3 kỳ thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp giúp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp từ thấp (nhân viên) đến cao (quản lý)
4. Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân kinh doanh sẽ được đảm nhiệm vị rí công việc:
Lĩnh vực kinh doanh và bán hàng:
- Nhân viên kinh doanh, trợ lý kinh doanh (sale admin), nhân viên phát triển thị trường, nhân viên trưng bày
- Trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng trưng bày, giám sát kinh doanh (sale supervisor)
- Quản lý kinh doanh khu vực (sale area manager), quản lý kinh doanh vùng (Regional sale manager), giám đốc kinh doanh (sale director), giám đốc nhãn hàng…
Lĩnh vực marketing – truyền thông:
- Nhân viên marketing, nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên truyền thông, nhân việ chăm sóc khách hàng
- Trưởng phòng marketing, trưởng phòng truyền thông, trưởng phòng dịch vụ khách hàng
- Giám đốc marketing, giám đốc truyền thông, giám đốc thương hiệu, giám đốc sáng tạo…
Khởi nghiệp kinh doanh
Ông Hồ Văn Thanh - Giám đốc khu vực miền Trung Ngân hàng Quốc dân (NCB) giải đáp các câu hỏi từ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường đại học Đông Á
5. Cơ hội việc làm
Theo khảo sát của các kênh tuyển dụng Jobstreet.com Việt Nam vào tháng 3/2016 với 59.000 nhà tuyển dụng khác nhau thì nhu cầu nhân viên ngành Kinh doanh 68%, Marketing 30%, kỹ thuật 33%, IT 21%, nhân sự 11%, hành chính 7%
Khoa QTKD tại Đại học Đông Á, 90% sinh viên QTKD ra làm việc đúng ngành nghề, 30% sinh viên được giữ lại làm việc sau khi kết thúc kỳ thực tập nghề nghiệp, 80% làm partime trong quá trình học tập
Hàng năm, trường tổ chức ngày hội việc làm với hơn 2.000 công việc từ 25 tập đoàn, doanh nghiệp với sự đa dạng ngành nghề, hợp tác với Tập đoàn bán lẻ số 1 của Nhật Seven – Eleven về chuỗi chương trình intership, được giữ lại Nhật làm việc ở những vị trí quản lý hàng tiện lợi tại Việt Nam. Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp tại Đà Nẵng trong việc triển khai thực tập và việc làm
Từ những con số biết nói và thực tế trên khẳng định được vị thế của ngành QTKD tại ngôi trường uy tín này
6. Học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu tốt nhất?
Để trả lời cho câu hỏi nên “học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?, trước tiên cần tìm hiểu xem ngành Quản trị kinh doanh hiện đang được đào tạo tại những trường đại học nào. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực hiện đang được đào tạo tại rất nhiều trường với trình độ, chương trình khác nhau. Với trình độ đại học, có thể kể ra một số trường đại học uy tín như:
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Đông Á – Đà Nẵng
- Đại học kinh tế - Tài chính TP.HCM
Bên cạnh việc đào tạo sinh viên có khả năng tiếp cận chuyên ngành sâu, có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình, các bạn còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực kinh doanh cùng khả năng nghiên cứu, triển khai các giải pháp cho nền kinh tế
Tại Đại học Đông Á – Đà Nẵng sinh viên ngành Quản trị kinh doanh với mô hình giảng dạy hiện đại, thu hút được thực hiện qua các chương trình tập huấn “Thực hành đàm phán Quốc tế”, tập huấn “Kỹ năng truyền thông và diễn luận thông tin”, sinh viên sẽ được trang bị sự chuyên nghiệp, những kỹ năng mềm, bổ ích các tình huống thực tiễn diễn ra
SV ngành QTKD thực hành đàm phán quốc tế cùng diễn giả GS. Lê Hữu Khóa Giám đốc ban cao học châu Á ĐH Charles de Gaulle Lille (Pháp)
7. Ngành Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?
Một khi đã mong muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ phải tìm hiểu xem “Ngành Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?. Dưới đây là thông tin dự kiến về các tổ hợp môn xét tuyển năm 2019 và mức điểm trúng tuyển năm 2018 của ngành Quản trị kinh doanh tại những trường đại học:
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh theo 4 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Anh), (Toán, Hóa, Anh) và (Toán, Văn, Anh). Điểm trúng tuyển năm 2018 là 21,4 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn
- Trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng xét tuyển ngành theo 4 tổ hợp (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Anh), (Toán, Văn, KHTN), (Toán, Văn, KHXH). Điểm trúng tuyển năm 2018 là 15 điểm đối với tất cả các tổ hợp môn
- Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh với 4 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Lý, Tiếng Anh), (Toán, Hóa, Anh) và (Toán, Văn, Tiếng Anh). Điểm trúng tuyển năm 2017 là 23,75 đến 24,25 điểm (tùy tổ hợp môn)
Bên cạnh đó, theo thông báo tuyển sinh 2019 Đại học Đông Á – Đà Nẵng còn áp dụng phương thức xét tuyển học bạ là điểm tốt nghiệp THPT lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên, mở rộng cơ hội để các bạn được đến với ngành học mình theo đuổi
Với những điều đã trình bày, có lẽ việc “Học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?” đã không còn là một câu hỏi khó. Vấn đề còn lại là phải xác định rõ Quản trị kinh doanh có thực sự là ngành học bạn chờ đợi hay không, thành công chỉ đến khi chúng ta yêu thích và không ngững nỗ lực. Ngay bây giờ hãy chắp bút cho hành trình phía trước bằng nơi bạn ươm mầm ước mơ.
Hãy sẵn sàng thật kỹ cho kỳ thi THPT trong mùa tuyển sinh đại học 2019 sắp tới nhé…