SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO HÀNH TRANG SỰ NGHIỆP TRONG NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các sinh viên tốt nghiệp ngành này cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bài viết này sẽ đề cập đến những điều cần thiết mà sinh viên nên trang bị trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế.

1. Kiến thức chuyên ngành logistics

Một những yếu tố tiên quyết phải hiểu rõ khi học các chuyên ngành là luôn có sẵn vốn kiến thức về ngành. Ở trường hợp ngành Logistics, sinh viên cần trau dồi kiến thức giúp doanh nghiệ tiết kiệm thời gian đào tạo lại. Về cơ bản, kiến thức Logistics rất nhiều: Incoterm, chứng từ xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa, HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành. Tùy với từng vị trí mà sẽ có kiến thức mà nhân viên cần nắm vững và có những kiến thức chỉ còn trau dồi ở mức cơ bản. Ngoài ra, việc nắm rõ các hình thức Logistics hay các hoạt động Logistic phụ trách để đưa ra chiến lược tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. Trong trường hợp muốn ứng tuyển cho các đơn vị nước ngoài, sinh viên phải chuẩn bị nhiều hơn để trở nên sáng giá, sinh viên nghiên cứu các mặt khác của xã hội nhằm tạo ra góc nhìn đa chiều, thu hút nhà tuyển dụng. Và, để trở nên sáng giá trong ngành này, các cử nhân tương lai nên kết hợp nó với các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng tin học, thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm, lập kế hoạch, xử lý vấn đề...

Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các diễn đàn, website trên internet để học hỏi kinh nghiệm cũng như cập nhật thông tin, những đổi mới của ngành như Logistics4vn, trang web của các hãng tàu, công ty dịch vụ Logistics, v.vv.. Trên facebook thì có các fanpage Cộng đồng Logistics Việt Nam, group LOGISTICS VIETNAM, Cộng đồng xuất nhập khẩu - Logistics, v.vv..

2. Kỹ năng ngoại ngữ

Làm việc ở ngành nghề nào sinh viên đều nên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho mình, nhất là những ngành mang tính quốc tế hội nhập như Logistics hay Xuất Nhập Khẩu. Có trong tay bằng cấp nghiệp vụ cùng các chứng chỉ ngoại ngữ, ứng viên dễ dàng thỏa thuận mức lương hơn và nắm bắt được thông tin về ngành nhanh chóng.

3. Thái độ

Phần lớn nhân viên ngành Logistics được đào tạo qua công việc thường ngày. Vì thế, kiến thức hay kinh nghiệm hoàn toàn không phải yếu tố tiên quyết để tuyển dụng nhân sự. Để ghi điểm trong mắt bộ phận tuyển dụng hoặc đồng nghiệp, sinh viên cần có sự yêu nghề, công việc mình đang làm. Sinh viên mới ra trường, thực tập thường được giao cho những công việc cơ bản đơn giản. Tuy nhiên, điều đó không những khiến nhân viên tự cản trở sự học hỏi bản thân mà còn ảnh hưởng đến ấn tượng trong mắt lãnh đạo. Nếu muốn có cơ hội trải nghiệm tốt tại công ty, sinh viên thực tập cần nghiêm túc, trách nhiệm và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, ngoài chăm chú vào việc làm bản thân, sinh viên thực tập cũng nên biết cách quan sát xung quanh để nhận thức văn hóa doanh nghiệp, rèn luyện kỹ năng thích nghi với môi trường.

Bên cạnh đó để ứng tuyển thành công, sinh viên cần chuẩn bị một bản CV ấn tượng. Sinh viên cần  chủ động tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn và hình thành một tác phong chuyên nghiệp. Và tất nhiên cũng đừng quên cập nhật trang đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp thường xuyên để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm thích hợp.

Từ khóa