Tiềm năng phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam

Trong bối cảnh Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thói quen mua hàng của người tiêu dùng chuyển từ “trực tiếp” sang “trực tuyến”. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, các doanh nghiệp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa phải nâng cao quy mô tổ chức, trình độ nhân lực, thêm vào đó là sự liên kết chặt chẽ với thị trường cả trong nước và ngoài nước.

Tiem nang cua nganh logistics

Cơ hội của ngành Logistics trong thời điểm hiện nay

Ngày 22/2/2021, Quyết định số 221/QĐ-TTg được Thủ tướng chính phủ phê duyệt về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt 50% - 60%, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ Logistics vào GDP đạt 15% - 20%, chi phí Logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số hoạt động (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có nhiều cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với việc Việt Nam gia nhập TPP, ngành Logistics Việt Nam, tạo điều kiện cho sự vươn mình ra biển lớn và gia nhập sâu hơn vào những đầu mối giao dịch vận tải thế giới, hứa hẹn sự phát triển đầy sắc màu của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây chính là cơ hội để “bùng nổ” mà ngành Logistics Việt Nam phải nắm bắt.

Khó khăn & Thách thức

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các “ông lớn” logistics nước ngoài. Năm 2020-2021 được xem là giai đoạn khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và ngành logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, các sàn thương mại điện tử lại “một mình một ngựa” với số lượng người tiêu dùng và số lượng hàng hóa đều gia tăng đột biến gây nên tình trạng đơn hàng quá tải. Với quy mô đang phát triển và quy trình còn chưa được hoàn thiện, các doanh nghiệp logistics đã không đáp ứng được kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông yếu kém cũng là trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành Logistics. Cho nên, ngoài vấn đề về cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, cần sự nỗ lực của các bộ, ngành, các cấp có liên quan.

Để ngành Logistics đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, công nghệ, tối ưu hóa dây chuyền vận tải, trình độ nhân lực, có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế.

Dù còn nhiều trở ngại nhưng vẫn là một ngành đầy triển vọng

Mặc dù còn nhiều khó khăn, đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ ngoại quốc, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp logistics nội địa, nhất là trong bối cảnh dòng vốn FDI rót vào ngành sản xuất Việt Nam đang tăng mạnh.

Với sự phát triển mạnh về số lượng của các sàn thương mại điện tử cộng với nhu cầu mở rộng quy mô, xây dựng mặt bằng lưu trữ, phân loại hàng hóa, hoàn thiện quy trình giao nhận, Các doanh nghiệp logistics nội địa bắt đầu nắm bắt xu hướng, “số hóa” các khâu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó cũng tập trung đầu tư hệ thống kho bãi, các trung tâm điều hành với chức năng cung ứng vận tải, phân phối và hoàn tất đơn hàng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

IoT tác động đến logistics và chuỗi cung ứng như thế nào?

"Số hóa" quy trình Logistics

Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất và thực hiện nhiều chính sách liên quan đến giao thông đường biển nhằm định hướng, hỗ trợ và kích thích sự phát triển bền vững của ngành logistics nội địa: chính sách kiểm soát tải trọng đường bộ, đề xuất cơ chế “cảng mở”, Quyết định số 1037/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển định hướng đến năm 2030, chính sách ưu tiên tàu Việt Nam trên tuyến nội địa…

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành Logistics

Để Logistics trở thành ngành mũi nhọn, doanh nghiệp cần phải phát triển công nghệ, số hóa các khâu trong quy trình, từ đó tối ưu hóa quản lý giảm giá thành , gia tăng năng suất và hiệu quả vận chuyển.

“Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực” là một trong sáu nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển ngành Logistics Việt Nam đến năm 2025 được nêu ra trong Quyết định số 221/QĐ-TTg được ký bởi Thủ tướng Chính phủ. Theo nghiên cứu, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam không chỉ thiếu hụt số lượng mà còn yếu kém về chất lượng. Năm 2021, nguồn nhân lực ngành Logistics chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thị trường. So sánh với một ngành có quy mô lên tới 22 tỷ USD, chiếm 20.9% GDP của quốc gia tốc độ tăng trưởng hàng năm 20-25% thì điều này rất không hợp lý. Với thực tế đó, doanh nghiệp và đơn vị đào tạo phải liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học để đem đến nguồn nhân lực trình độ cao, được trang bị đầy đủ và sâu rộng về kiến thức chuyên ngành cũng như năng lực chuyên môn.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Đông Á

Với chương trình đào tạo tiên tiến theo định hướng nghề nghiệp đề cao hội nhập khu vực và quốc tế, sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Đông Á được đi làm ở các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thương mại điện tử, vận tải và bảo hiểm quốc tế.… tại Đà Nẵng vào năm 2 và năm 3. Sau thời gian thực tập, sinh viên có năng lực quản trị CSDL Logistics, quản lý kho vận, điều phối vận tải trong kinh doanh tại các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học 2 ngành phụ là e-commerce và phân tích dữ liệu để phục vụ cho công việc sau này.

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội thực tập quốc tế ở các doanh nghiệp logistics tại Singapore, Nhật Bản, Đài Loan…

Điều kiện để đăng ký xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng:

Năm 2022, trường Đại học Đông Á dự kiến xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 3 phương thức:

- Xét điểm thi TN THPT

- Xét điểm học bạ THPT

- Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến ngành như: Phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, cơ hội việc làm,… bạn có thể vào website, fanpage của trường để xem xét chi tiết hơn nhé!

Đăng ký trực tuyến tại:

Từ khóa