Bạn đã bao giờ nghe đến "Lớp học đảo ngược" (Flipped Classroom) - một phương pháp giảng dạy đang được ứng dụng rộng rãi tại các trường đại học hàng đầu? Tại Đại học Đông Á, đặc biệt là trong ngành Kinh doanh Quốc tế, phương pháp giảng dạy tiên tiến này đã và đang mang đến trải nghiệm học tập hoàn toàn mới cho sinh viên.
Lớp học đảo ngược là gì?
Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là mô hình học tập ngược lại với lớp học truyền thống. Phương pháp đào tạo kiểu truyền thống, một giờ lên lớp sẽ bắt đầu bằng hoạt động giáo viên chuẩn bị bài giảng và giảng giải cho học sinh, học sinh làm bài tập về nhà theo yêu cầu. Đối với hình thức dạy học này giáo viên là trung tâm truyền đạt thông tin và học sinh là đối tượng tiếp nhận một cách thụ động. Đối với phương pháp đảo ngược, vai trò của giáo viên và học sinh đã thay đổi vị trí. Trong mô hình học tập mới mẻ này, học sinh sẽ học bài trước khi lên lớp thông qua các tài liệu, video quay sẵn, các cuộc hội thảo trực tuyến, chủ đề thảo luận hay các câu hỏi chuẩn bị… Khi đến lớp, học sinh đặt các câu hỏi thắc mắc để giáo viên giải đáp. Người học cùng thảo luận nhóm, làm bài tập… để đạt được mục tiêu hiểu sâu, mở rộng kiến thức hơn.

Hình 1. Lớp học truyền thống vs Lớp học đảo ngược
Lợi ích của lớp học đảo ngược
(1) Người học có nhiều quyền kiểm soát kiến thức
Khi nghiên cứu trước bài học tại nhà học sinh được chủ động tìm hiểu mà không phụ thuộc vào quan điểm của giáo viên hay chương trình học. Quá trình học tập trên lớp học sinh sẽ học hỏi kiến thức và rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết. Khi tương tác với giáo viên và bạn bè trên lớp, người học chủ động nêu quan điểm của mình, rèn luyện khả năng giao tiếp, phản biện, tranh luận dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
(2) Học sinh trở thành trung tâm
Điểm khác biệt lớn của mô hình lớp học đảo ngược so với phương pháp truyền thống là học sinh trở thành trung tâm của quá trình học. Dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh được khuyến khích cùng nhau dạy và học các kiến thức. Học sinh không còn thụ động tiếp thu thông tin từ giáo viên, mà trở thành người tìm kiếm, phân tích và chia sẻ kiến thức cùng bạn bè trong môi trường học tập tích cực.
(3) Giáo viên tạo ra nhiều bài học cuốn hút
Không còn bó buộc trong chương trình giảng dạy bắt buộc, giáo viên được chủ động sáng tạo bài giảng của mình trong phương pháp lớp học đảo ngược để tạo ra bài học hấp dẫn. Giáo viên cung cấp video bài giảng, tài liệu về những kiến thức cơ bản để học sinh tự tìm hiểu tại nhà. Khi đến lớp thầy cô chỉ cần giải đáp nội dung kiến thức mà học sinh thắc mắc hay chưa hiểu rõ. Ở phương pháp này, thời gian giảng dạy trên lớp được tối ưu, thầy cô có nhiều thời gian mở rộng, đưa đến cho học sinh kiến thức chuyên sâu. Bên cạnh đó giáo viên có điều kiện tổ chức các hoạt động thực hành, thảo luận để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và chủ động học tập của người học.

Hình 2. Một buổi học của các bạn SV ngành KDQT áp dụng “Lớp học đảo ngược”
Thật thú vị phải không các bạn? Với phương pháp giảng dạy mới mẻ này, việc học tập tại ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ trở nên sinh động và hiệu quả hơn rất nhiều. Bật mí với các bạn, đội ngũ giảng viên ngành Kinh doanh quốc tế là những thầy cô đầy tâm huyết, luôn tìm tòi và áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến để giúp sinh viên phát triển toàn diện. Hãy để ngành Kinh doanh Quốc tế UDA đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển sự nghiệp tương lai nhé.