Triển vọng ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn luôn là một trong những ngành hấp dẫn đối với các bạn trẻ thích sự năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Việc tìm hiểu và nắm rõ về ngành Quản trị kinh doanh giúp các bạn có thể định hướng nghề nghiệp được tốt hơn trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường theo học.

Bài viết dưới đây sẽ từng bước giúp các bạn có thể tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết nhất, qua đó giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng và tổng quát hơn về triển vọng của ngành học quản trị kinh doanh.

1. Học Quản trị kinh doanh là học cái gì? Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện tất cả các hành vi quản trị quá trình kinh doanh nhằm duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các công việc từ công tác tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. 

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ các Phòng Kinh doanh, Phòng kế hoạch, Phòng quản lý, tham gia công tác điều hành ở các Công ty, Tập đoàn, Xí nghiệp cả trong và ngoài nước.

2. Bạn có phù hợp với công việc Quản trị kinh doanh? 

Những bạn có những đức tính dưới đây có thể được coi là phù hợp : 

  • Bạn có đam mê kinh doanh và khát vọng làm giàu chân chính
  • Bạn tin rằng mình có tố chất lãnh đạo, có khả năng dẫn dắt, truyền cảm hứng và động viên mọi người quanh mình cùng làm việc để đạt được kết quả cao nhất
  • Bạn tin rằng bạn chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh

3. Cơ hội nghề nghiệp 

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp về ngành Quản trị kinh doanh luôn thuộc top về số lượng trên các trang web tuyển dụng việc làm, do đó lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh là một quyết định sáng suốt để bạn có nhiều cơ hội xin việc làm như một số công việc điển hình dưới đây:

  • Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng kinh doanh
  • Kiểm soát tình hình tài chính
  • Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị cho các sản phẩm, dịch vụ
  • Tìm kiếm thị trường kinh doanh
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành.
Từ khóa