Truyền thông đa phương tiện (Multimedia)

Mã ngành: 7340120

1. Mục tiêu đào tạo (POs)
  PO1. Trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, truyền thông, văn hóa, công chúng như: Marketing, Quan hệ công chúng, thương mại điện tử, thiết kế đồ hoạ, truyền thông và xã hội, văn hoá truyền thông
  PO2. Trang bị kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động tổ chức sự kiện, quản trị rủi ro, xử lý khủng hoảng truyền thông thương hiệu; Khối kiến thức này hướng vào các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như: PR, quản trị truyền thông, viết sáng tạo, tổ chức sự kiện…
  PO3. Trang bị kỹ năng cần thiết cho hoạt động như: phân tích và dự báo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình….
  PO4. Làm việc hiệu quả trong các công ty có các hoạt động kinh doanh truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước…

 

2. Các chuẩn đầu ra chương trình (PLOs)
 

PLO 1:   Thể hiện được nhận thức và khả năng thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm nghề truyền thông trong xã hội.

 

PLO 2:  Hiểu và áp dụng được các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và nghĩa vụ công dân của nhân viên truyền thông trong việc đóng góp vào sự phát triển nhiều mặt của đất nước.  

 

PLO 3:  Hiểu được quy trình xây dựng, triển khai và đánh giá một chương trình hoặc chiến dịch truyền thông, bước đầu vận dụng được kiến thức vào việc thiết kế các chương trình truyền thông trong thực tế.                                

  PLO 4:  Có năng lực nhận thức và vận dụng được sự khác biệt giữa thực tế và quan điểm đánh giá các chương trình truyền thông cụ thể.
 

PLO 5: Thể hiện được khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và độc lập, khi đánh giá, thẩm định thông tin, phân tích và vận dụng các văn bản hướng dẫn về truyền thông đa phương tiện.

 

PLO 6: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm ứng dụng để thích ứng với công việc và cuộc sống. Thực hiện tốt tiến trình thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho tiến trình ra quyết định;

 

PLO 7: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và trong ngành truyền thông

 

PLO 8: Có khả năng tổ chức và thực hiện kế hoạch truyền thông dưới dạng các chiến dịch truyền thông khác nhau theo chiến lược đã đề ra (VD: chiến lược truyền thông cộng đồng, truyền thông nội bộ, quan hệ với giới truyền thông…), hoặc các sự kiện đặc biệt.

 

PLO 9: Hiểu một cách cơ bản về các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày và sản xuất các sản phẩm truyền thông quan hệ công chúng đối nội và đối ngoại dạng in ấn, phát thanh, truyền hình, trang web… và có khả năng vận dụng kiến thức về lĩnh vực nói trên vào thực tiễn nghề nghiệp.

 

PLO 10: Có khả năng tự học và học tập liên tục để nâng cao hiệu quả trong công việc và cuộc sống;

  PLO 11: Có khả năng tự lập nghiệp & khởi nghiệp

3. Vị trí và khả năng việc làm sau tốt nghiệp

Nghề nghiệp sau khi ra trường Nghề nghiệp phát triển sau 3 năm
Chuyên viên (CV) Tiếp thị trực tuyến,
CV tổ chức sự kiện
Trưởng phòng truyền thông
Chuyên viên content Marketing trên
nền tảng Facebook, Google, Youtube,
CV Digital Marketing
Trưởng phòng Marketing
Chuyên viên thương hiệu Trưởng phòng thương hiệu
Chuyên viên thiết kế đồ hoạ Trưởng phòng thiết kế
Giảng viên Truyền Thông Đa Phương
Tiện tại các trường, các cơ sở giáo dục
Giám đốc thương hiệu

4. Sơ đồ chương trình đào tạo phân theo khối kiến thức

5. Sơ đồ chương trình đào tạo phân theo kì học